10:12 28/12/21 Print

Thủy sản Việt Nam bị “tuýt còi”: Vì sao xuất khẩu thủy sản giảm mạnh?

Nhiều năm nay, xuất khẩu thủy sản của nước ta đang giảm mạnh do Ủy ban Châu Âu (EC) cảnh báo  “thẻ vàng”.

Ngành kinh tế mũi nhọn

Trong những năm qua, Thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH của đất nước. Tổng sản lượng thủy sản hàng năm đạt khoảng 8,3 - 8,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 8,5 - 8,9 tỉ USD. Theo Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, dự kiến tổng sản lượng thủy sản đạt 9,8 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt từ 14 - 16 tỉ USD.

Sản lượng khai thác thủy sản năm 2021 của nước ta ước đạt 3,8 triệu tấn.

Tính đến nay, tổng số tàu cá trong cả nước là 94.572 chiếc, sản lượng khai thác thủy sản năm 2021 ước đạt 3,8 triệu tấn với gần 1 triệu lao động trực tiếp trên biển và khoảng 4 triệu lao động gián tiếp, đã góp phần giải quyết sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng ven biển, hải đảo; và góp phần rất quan trọng trong công cuộc bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Tuy nhiên, việc quản lý nguồn lợi và khai thác thủy sản vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế; phát triển thiếu bền vững, chưa đáp ứng đầy đủ các quy định pháp lý về quản lý nghề cá.

Do vậy, ngày 23/10/2017 Ủy ban Châu Âu (EC) đã cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Châu Âu vì chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là Khai thác IUU).

Trước vấn đề trên, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt các Ban, bộ, ngành và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tập trung triển khai các giải pháp để thực hiện khuyến nghị của EC, gỡ cảnh báo “thẻ vàng”.

Với sự cam kết, nỗ lực hành động, quyết tâm chính trị của Việt Nam gỡ cảnh báo “thẻ vàng” đã được phía EC ghi nhận, đánh giá cao. Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC, chống khai thác IUU, phía EC khẳng định Việt Nam đã có nhiều tiến bộ và đang đi đúng hướng.

Thế nhưng, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế chậm khắc phục, chủ yếu như: Tình hình tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài tiếp tục tiếp diễn. Ngư dân chưa thực hiện nghiêm việc lắp đặt, vận hành thiết bị VMS theo quy định.

Công tác kiểm soát tàu cá ra vào cảng, lao động trên tàu cá, kiểm soát sản lượng qua cảng để thực hiện đúng quy định về chứng nhận, xác nhận, truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác còn chưa chặt chẽ, chưa đảm bảo độ tin cậy.

Kết quả thực thi pháp luật, xử phạt còn chưa nghiêm, thống nhất giữa các địa phương. Chế tài xử phạt còn chưa đủ mạnh so với các nước trong khu vực, chưa đảm bảo tính răn đe…

Xuất khẩu thủy sản giảm mạnh

Theo các chuyên gia, nếu không giải quyết được hoạt động khai thác IUU, Việt Nam sẽ bị xác định là quốc gia không hợp tác và có thể sẽ bị áp dụng biện pháp “thẻ đỏ”. Nếu trường hợp này xảy ra, thì tất cả sản phẩm thủy sản từ khai thác sẽ bị cấm xuất khẩu vào EU.

Sau khi bị EC cảnh báo "thẻ vàng", xuất khẩu thủy sản của nước ta giảm mạnh.

EU là thị trường tín chỉ nên các thị trường khác có thể sẽ áp dụng biện pháp tương tự. Trong năm 2020, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã tổ chức phiên điều trần với Việt Nam trong khuôn khổ điều tra hàng thủy sản khai thác IUU nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Từ khi EC cảnh báo “thẻ vàng” đã tác động rõ rệt đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, giảm liên tục qua các năm: Năm 2018 (giảm 6% so với năm 2017); năm 2019 (giảm 15% so với năm 2018) và năm 2020 (giảm 13% so với năm 2019). Thị trường EU từ vị trí thứ 2 trong top thị trường nhập khẩu hải sản của Việt Nam đã tụt xuống vị trí thứ 5 kể từ năm 2018.

Ngoài ra, chi phí xuất khẩu tăng cao, thời gian thông quan kéo dài; 100% lô hàng hải sản có nguồn gốc từ khai thác xuất khẩu sang thị trường EU đều bị giữ lại để kiểm tra, gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.

Đồng thời gây ảnh hưởng đến đời sống của ngư dân, đặc biệt ảnh hưởng đến uy tín của ngành Thủy sản Việt Nam và hình ảnh quốc gia trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực hội nhập sâu rộng trong khu vực và quốc tế, thực hiện cam kết đối với các Hiệp định, Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia.

Vì vậy, việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án “Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025” là rất cấp thiết, nhằm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC; thúc đẩy phát triển ngành Thủy sản bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Mai chiến

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Thủy sản Việt Nam bị “tuýt còi”: Vì sao xuất khẩu thủy sản giảm mạnh?

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Quy định mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khiến các nhà nhập khẩu Hữu cơ lúng túng

Quy định mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khiến các nhà nhập khẩu Hữu cơ lúng túng

Việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) ban hành quy định các nhà nhập khẩu Hữu cơ phải có chứng…

Thương hiệu sữa Hữu cơ trẻ em số 1 thế giới HiPP quyết tâm chinh phục thị trường Trung Quốc

Thương hiệu sữa Hữu cơ trẻ em số 1 thế giới HiPP quyết tâm chinh phục thị trường Trung Quốc

Với lịch sử 125 năm thành lập và thực hành Nông nghiệp Hữu cơ từ những năm 1950, sữa công…

Giải thưởng Vẻ đẹp Tự nhiên châu Âu: Kim chỉ nam cho người tiêu dùng mỹ phẩm

Giải thưởng Vẻ đẹp Tự nhiên châu Âu: Kim chỉ nam cho người tiêu dùng mỹ phẩm

Giải thưởng Vẻ đẹp Tự nhiên châu Âu (ENBA) mang đến một quan điểm mới và thể hiện trải nghiệm…

Bánh lọc OCOP

Bánh lọc OCOP

Từ món ăn dân dã, những người dân từ tỉnh Thừa Thiên Huế vào huyện Đạ Tẻh lập nghiệp ở…

Gian hàng của Hiệp hội Xuất khẩu thịt Gà Hàn Quốc thu hút khách tham quan tại sự kiện FHH 2023

Gian hàng của Hiệp hội Xuất khẩu thịt Gà Hàn Quốc thu hút khách tham quan tại sự kiện FHH 2023

Dự triển lãm Food & Hotel Hanoi 2023, gian hàng của Hiệp hội Xuất khẩu thịt Gà Hàn Quốc đã…

Tuần lễ Hữu cơ Ý tại Hà Nội: Cơ hội trải nghiệm cùng các sản phẩm Hữu cơ châu Âu

Tuần lễ Hữu cơ Ý tại Hà Nội: Cơ hội trải nghiệm cùng các sản phẩm Hữu cơ châu Âu

Tuần lễ hữu cơ Ý tại Hà Nội “ Italy Organic week in Viet Nam” sẽ diễn ra từ ngày…

Sâm bố chính hữu cơ trên vùng đất Tân Phú

Sâm bố chính hữu cơ trên vùng đất Tân Phú

Là giống sâm quý của Việt Nam nên từ thời xưa người dân đã tôn vinh sâm bố chính và…

Ngôi sao bóng rổ NBA trở thành Đại sứ thương hiệu cho nước tăng lực hữu cơ hàng đầu Canada

Ngôi sao bóng rổ NBA trở thành Đại sứ thương hiệu cho nước tăng lực hữu cơ hàng đầu Canada

Cầu thủ Gradey Dick của CLB Toronto Raptors tại giải bóng rổ NBA nước Mỹ đã được lựa chọn để…

Nhộng ong- đặc sản siêu bổ dưỡng nhưng dễ gây dị ứng nếu chế biến sai cách

Nhộng ong- đặc sản siêu bổ dưỡng nhưng dễ gây dị ứng nếu chế biến sai cách

Nhộng ong được coi là "thần dược" do có hàm lượng calo cao, giàu các loại vitamin... Tuy nhiên, nhộng…

Cần sớm xây dựng dữ liệu cho mật ong Việt Nam

Cần sớm xây dựng dữ liệu cho mật ong Việt Nam

Mật ong là một sản phẩm tự nhiên phức tạp do ong sản xuất từ mật hoa hoặc cây và…

Tin mới cập nhật

Với 300 triệu USD, Hoa Kỳ đã làm gì để thúc đẩy Nông nghiệp Hữu cơ sau đại dịch, ảnh hưởng của chiến tranh và lạm phát?

Với 300 triệu USD, Hoa Kỳ đã làm gì để thúc đẩy Nông nghiệp Hữu cơ sau đại dịch, ảnh hưởng của chiến tranh và lạm phát?

Nông nghiệp Hữu cơ Hoa Kỳ đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, hạn hán, chiến sự ở Ukraine…

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà: 20 năm phát triển gia vị Hữu cơ tại Việt Nam

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà: 20 năm phát triển gia vị Hữu cơ tại Việt Nam

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà thuộc tập đoàn Mitani Nhật Bản, là doanh nghiệp chế biến và…

Hoa Kỳ: Trong 12 năm, tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm Hữu cơ tăng gấp 3 lần

Hoa Kỳ: Trong 12 năm, tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm Hữu cơ tăng gấp 3 lần

Chỉ trong 12 năm, từ 2011 đến 2023, tổng giá trị các sản phẩm Hữu cơ nhập khẩu vào Hoa…

Quy định mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khiến các nhà nhập khẩu Hữu cơ lúng túng

Quy định mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khiến các nhà nhập khẩu Hữu cơ lúng túng

Việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) ban hành quy định các nhà nhập khẩu Hữu cơ phải có chứng…

Thương hiệu nước trái cây Hữu cơ lớn nhất nước Đức quyết giảm 75% lượng khí đốt tự nhiên

Thương hiệu nước trái cây Hữu cơ lớn nhất nước Đức quyết giảm 75% lượng khí đốt tự nhiên

Hơn cả một thương hiệu nước trái cây Hữu cơ, nhà sản xuất Voelkel còn hoạt động dựa trên nguyên…

Phát triển và nhân rộng Nông nghiệp Hữu cơ- Hướng đi bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Phát triển và nhân rộng Nông nghiệp Hữu cơ- Hướng đi bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Ngày 23/3/2024 tại HTX chè Khe Cốc, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, tổ chức APN (Asia…

Tinh dầu Bạch Vân Sơn giải quyết nỗi lo đau cơ – xương – khớp cho mọi nhà

Tinh dầu Bạch Vân Sơn giải quyết nỗi lo đau cơ – xương – khớp cho mọi nhà

Việc ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện giữa Công ty TNHH Bạch Vân Sơn và Trung tâm Truyền…

Quản lý cỏ dại theo hướng sinh thái trong sản xuất rau Hữu cơ PGS

Quản lý cỏ dại theo hướng sinh thái trong sản xuất rau Hữu cơ PGS

Đất bị suy thoái và cỏ dại nhiều dẫn đến tình trạng sâu bệnh tăng, giảm năng suất, sản lượng…

Dòng đệm Hữu cơ mang tính cách mạng: Nâng niu giấc ngủ, giảm tỉ lệ ung thư, thân thiện môi trường

Dòng đệm Hữu cơ mang tính cách mạng: Nâng niu giấc ngủ, giảm tỉ lệ ung thư, thân thiện môi trường

Dòng đệm mới do SolaPedic thiết kế mang tính đột phá ngành công nghiệp đệm Hữu cơ và tự nhiên…

Để vận hành trang trại theo tiêu chuẩn Hữu cơ PGS Việt Nam, nông dân cần biết & làm gì?

Để vận hành trang trại theo tiêu chuẩn Hữu cơ PGS Việt Nam, nông dân cần biết & làm gì?

Hiện rất nhiều nông dân muốn sản xuất và tham gia vận hành trang trại theo tiêu chuẩn Hữu cơ…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong