12:10 04/10/21 Print

Trồng rau, hoa dùng nhà kính: công nghệ cao hay hóa chất?

Một số nông dân ở Đà Lạt mới đây đã quyết định tháo dỡ toàn bộ nhà kính kiên cố đang trồng dâu tây với lý do: 'Không muốn canh tác kiểu hóa chất nữa'. Câu chuyện dỡ bỏ nhà kính đã tạo ra những cuộc tranh luận.

Trồng rau, hoa dùng nhà kính: công nghệ cao hay hóa chất? - Ảnh 1.

Người dân đi lại giữa khu nhà kính bát ngát thuộc làng hoa Thái Phiên (Đà Lạt)

Ở Đà Lạt và vùng nông nghiệp lân cận, nơi nào có trồng rau, hoa thì nơi đó có nhà kính (màng nilông). Đến nay chỉ riêng Đà Lạt có hơn 5.000ha, nếu tính rộng ra các khu nông nghiệp lân cận thuộc vùng nông sản Đà Lạt thì có khoảng 10.000ha nhà kính.

Trồng rau, hoa gì cũng dựng nhà kính

Những vùng nông nghiệp có mật độ nhà kính lớn nhất là Phước Thành, Vạn Thành và Thái Phiên. Nếu đứng ở một quả đồi nào đó, có thể thấy nhà kính phủ trắng tại những khu vực này tạo thành một vành đai bao lấy vùng dân cư nằm ở trung tâm Đà Lạt.

Thái Phiên là nơi trồng hoa lớn nhất Đà Lạt. Gần như toàn bộ đất nông nghiệp ở đây đã phủ trắng nhà kính. Đi vào làng hoa Thái Phiên, sau khi đi qua khu vực nhà ở có từ trước kia, chúng tôi bị bao bọc tứ phía là nhà kính. Nhà kính dọc triền dốc, dọc suối Cam Ly và ken cứng tới mức nếu không phải người dân tại khu vực này khó mà biết được đường dẫn vào những khu nhà lồng này nằm ở đâu.

Bà Phạm Thị Nở là nông dân sống lâu năm ở làng hoa Thái Phiên. Đã quá quen không gian quánh đặc phân, thuốc nhưng bà vẫn phẩy tay liên tục trước mũi.

Bà nói: "Sống ở trong vùng toàn nhà kính mới thấy khổ thế nào. Tôi gần như chịu hết xiết rồi. Anh ngồi ở đây đi rồi thấy, hơi nóng cứ hầm hập phát ra kéo theo mùi phân, thuốc muốn ngợp thở. Chạy xe ra khỏi nhà khoảng 1km thì thấy đỡ hơn. Mưa nửa tiếng thôi là ngập tanh bành chỗ này".

Trồng rau, hoa dùng nhà kính: công nghệ cao hay hóa chất? - Ảnh 2.

Nhà kính áp sát đường ray xe lửa, di tích đường sắt Đà Lạt - Phan Rang 

Làng hoa Vạn Thành có lượng nhà kính ít hơn và cũng ít ngột ngạt hơn nhờ có khoảng thở được tạo ra bởi những vườn rau canh tác ngoài trời.

"Nhà kính mọc lên nhanh nhất trong 4 năm trở lại đây. Giá nhà kính rẻ nên ai trồng rau, hoa gì cũng dựng nhà kính. Có nhà kính thì không lo nắng mưa, rau và hoa có năng suất cao nhưng mấy năm nay ở đây trưa nóng hầm hập", ông Hồ Thanh Hoàng (50 tuổi, nông dân làng hoa Vạn Thành, phường 5) than thở.

Không có nhà kính, hoa không đủ chuẩn

Ông Hoàng cảm nhận được sự độc hại mà ông đối mặt mỗi ngày nhưng khi chúng tôi gợi ý dỡ bỏ nhà kính, ông lắc đầu: "Quen rồi. Với lại hoa bây giờ cần to đẹp kiểu công nghiệp, mình không trồng trong nhà kính thì không đủ chuẩn và không bán được cho ai".

Nếu như năm 2004 đến 2010, khi Đà Lạt bắt đầu sản xuất nông nghiệp có dùng nhà kính, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân chỉ đạt 70 triệu đồng/ha/năm thì đến năm 2019, giá trị này đã là 170 triệu đồng/ha/năm.

Ông Nguyễn Thanh Minh - tổng thư ký Hiệp hội Cây trồng Việt Nam - nhìn nhận người nông dân Đà Lạt có cuộc sống ổn định, nông sản Đà Lạt có chỗ đứng có công rất lớn của nhà kính trong 15 năm qua.

Ổn định, an toàn là lý do khiến mỗi khi khởi sự làm nông, người Đà Lạt nghĩ ngay đến việc đầu tư nhà kính. Ông Minh nói: "Gần như tất cả các loại cây đều trồng trong nhà kính". Ông Minh nhìn nhận sản xuất rau, hoa trong nhà kính thực chất là công nghiệp chứ không còn là nông nghiệp.

Ông nói: "Đã là công nghiệp thì tác động đến môi sinh không hề nhỏ. Do đó, phải quản lý hoạt động sản xuất nông nghiệp sử dụng nhà kính như quản lý công nghiệp. Những dự án 'công nghiệp nhà kính' phải có đánh giá tác động môi trường trước khi triển khai".

“Nhà kính ồ ạt xây dựng như hiện nay ảnh hưởng xấu đáng kể đến không gian đô thị Đà Lạt. Nông nghiệp ứng dụng nhà kính không bền vững và phù hợp trong tiến trình tăng trưởng xanh và xây dựng đô thị xanh.

Ông LÊ QUANG TRUNG (giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng)

Tiến sĩ Vũ Ngọc Long - nguyên viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, là người đang thực hiện nghiên cứu về hệ sinh thái Đà Lạt và các vùng liên quan - cho biết ông và các cộng sự đã ghi nhận được nhiệt độ trung bình ở những khu vực nhiều nhà kính tăng lên 1 - 1,50C, biên độ nhiệt giãn thêm 30C. Sự thay đổi nhiệt độ này tác động lên khí hậu chung của Đà Lạt.

Những năm gần đây, hiện tượng ngập cục bộ ở các vùng nông nghiệp lớn, ở khu vực hạ lưu suối Cam Ly thường xuyên xuất hiện. Tiến sĩ Lâm Ngọc Tuấn (Đại học Đà Lạt) lý giải: "Có nguyên nhân rất lớn từ việc gia tăng ồ ạt diện tích sản xuất nông nghiệp trong nhà kính tại Đà Lạt, nhất là vùng nông nghiệp dọc hai bên suối Cam Ly.

Về lý thuyết thì những vùng đất có nhà kính hệ số thấm nước bằng không. Có nghĩa mưa đổ xuống thì rơi trên những tấm nilông và đổ ào ào ra suối. Nước không có thấm vô đất giọt nào hết.

Mưa to vậy nhưng bên trong nhà kính đất vẫn khô, kiểu như mình mặc áo mưa đi dưới trời mưa vậy. Lượng nước không thấm được đổ ra suối trong thời gian ngắn khiến nước dâng cao đột ngột tạo lũ với tốc độ chảy mạnh".

54%

Là diện tích nông nghiệp của TP Đà Lạt đã phủ trắng nhà kính. (Số liệu từ Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng)

Ông Phan Thanh Sang (chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt):

Rất cần nhà kính nhưng không phải nhà kính hiện nay

Ngành hoa của Đà Lạt rất cần nhà kính nhưng không phải loại nhà kính và cách sử dụng như hiện nay. Loại nhà kính như hiện tại không đúng tiêu chuẩn công nghệ cao, đa số chỉ là những lớp màng nilông có công dụng che mưa, chắn côn trùng và quanh năm phủ trên đất thành một không gian kín, nóng...

Trong khi đó, nhà kính công nghệ cao phải có những thiết bị đi kèm như cảm biến nhiệt độ, độ ẩm và có thể mở đóng tương thích với thời tiết và sự phát triển của cây trồng. Loại nhà kính đúng chuẩn như thế này không gây nhiều tác động tiêu cực như đa số nhà kính đang sử dụng ở Đà Lạt.

Ngoài ra, nông dân Đà Lạt đang sử dụng nhà kính tràn lan, mật độ quá lớn khiến những tác động tiêu cực bộc lộ rõ ràng. Cần mau chóng có quy chuẩn về nhà kính, ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước thì phải có quy hoạch, tránh để hoạt động nông nghiệp có sử dụng nhà kính làm hỏng cảnh quan Đà Lạt và xung đột lợi ích với ngành du lịch.

Ông Nguyễn Hồng Sơn (giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam):

Cần có giải pháp công nghệ

Việc lựa chọn hệ thống canh tác trong nhà lưới, nhà kính hay sản xuất ngoài trời phụ thuộc vào đối tượng cây trồng, điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu của từng vùng và mục đích của hoạt động sản xuất, khả năng đầu tư của người dân. Xu hướng phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao ở hầu hết các nước đều gắn với nhà kính, nhà lưới.

Tuy nhiên, cần có giải pháp công nghệ và quy mô ứng dụng phù hợp để vừa phát triển sản xuất, vừa bảo vệ môi trường. Mô hình canh tác trong nhà lưới, nhà kính đã được phổ biến, nhân rộng ở nhiều địa phương nhưng có những vùng, những cây trồng phù hợp và cũng có những nơi không phù hợp.

Do đó, nông dân cần có đầy đủ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm để lựa chọn hình thức canh tác phù hợp cho mình, chứ không phải dễ dàng chạy theo phong trào hay tẩy chay nhà lưới, nhà kính.

Ông Trần Đăng Khoa (giám đốc Công ty nông nghiệp Khánh Linh):

Không phải mọi loại cây trồng đều cần đưa vào nhà kính

Nhiều nơi người ta làm nhà lưới, nhà kính chủ yếu để che mưa và ngăn côn trùng. Trong khi nhà kính là tạo ra một không gian mà ở đó con người có thể kiểm soát được các yếu tố về môi trường như độ ẩm, nhiệt độ, gió, nồng độ khí CO2, phân bón... để tự động điều chỉnh theo yêu cầu cây trồng như phun sương, quạt gió, bón phân, phun khí CO2... Phải áp dụng tới mức đó thì mới đem lại hiệu quả cao cho nông nghiệp.

Để đầu tư được hệ thống như vậy tại Việt Nam phải cần vốn 500-700 triệu đồng/1.000m2, trong khi mức đầu tư nhà kính của Việt Nam chỉ dao động khoảng 200 triệu đồng/1.000m2 thì không thể có nông nghiệp công nghệ cao đúng nghĩa.

Vì vậy, không nhất thiết phải trồng trong nhà kính mới đem lại hiệu quả mà cần phải xem xét đến hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng. Nếu đã xác định làm nông nghiệp công nghệ cao thì đầu tư bài bản, không thì có thể trồng ngoài trời để tránh lãng phí không cần thiết. (M.VINH - C.TUỆ - T.MẠNH ghi)

Lâm Đồng không còn khuyến khích dựng nhà kính

Ông Nguyễn Văn Sơn - giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng - cho biết nhà kính mang lại nhiều lợi ích, nhưng cái chưa được là cơ quan chức năng đã không quản lý để xuất hiện những tác động tiêu cực.

"Hiện nay tỉnh Lâm Đồng không khuyến khích mở rộng nhà kính, bắt đầu có những chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thân thiện môi trường và kết hợp với du lịch.

Chúng tôi cũng đã có kế hoạch khắc phục những tác động tiêu cực do những vùng nông nghiệp dùng nhà kính mật độ cao gây ra như trồng cây xen với nhà kính, làm hồ dự trữ nước nội vùng (nhằm tăng hệ số thấm), giãn các khu nhà kính ra xa khu vực ao hồ, sông suối. Sắp tới ngành sẽ có kiến nghị quy hoạch toàn diện vùng nông nghiệp có nhà kính..." - ông Sơn nói.

Theo: Tuổi trẻ

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Trồng rau, hoa dùng nhà kính: công nghệ cao hay hóa chất?

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Tiết kiệm thời gian cho bà nội trợ, tận dụng ủ phế phẩm làm phân bón Hữu cơ nhờ mô hình Farm to Table

Tiết kiệm thời gian cho bà nội trợ, tận dụng ủ phế phẩm làm phân bón Hữu cơ nhờ mô hình Farm to Table

Với mô hình Farm to Table (từ nông trại đến bàn ăn), các bà nội trợ sẽ tiết kiệm được…

Đồng Nai tích cực triển khai chuyển đổi số trong nông nghiệp

Đồng Nai tích cực triển khai chuyển đổi số trong nông nghiệp

Đồng Nai tích cực triển khai chuyển đổi số, công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, kỹ…

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, chất lượng là mục tiêu chiến lược của ngành Nông nghiệp và…

Đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển kinh tế số nông nghiệp

Đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển kinh tế số nông nghiệp

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ, để đẩy mạnh chuyển đổi số và…

Cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chôm chôm “Bến Tre”

Cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chôm chôm “Bến Tre”

Chôm chôm là cây ăn trái đặc sản và chủ lực của tỉnh, diện tích trồng năm 2022 là 3.692ha,…

Nông dân hào hứng chuyển đổi số, gắn chip điện tử trên cây để truy xuất nguồn gốc sầu riêng

Nông dân hào hứng chuyển đổi số, gắn chip điện tử trên cây để truy xuất nguồn gốc sầu riêng

Từ khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá sầu riêng luôn ở mức cao, các…

 Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân

Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân

Đồng hành với nông dân, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ đã bám sát…

Ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp

Để bắt nhịp với tiến bộ khoa học công nghệ, những năm gần đây, nhiều nông dân, hợp tác xã…

Chăn nuôi công nghệ số: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Chăn nuôi công nghệ số: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh…

Tập huấn ứng dụng công nghệ số trong liên kết sản xuất, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Tập huấn ứng dụng công nghệ số trong liên kết sản xuất, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Ngày 23/11, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp…

Tin mới cập nhật

IFOAM Hữu cơ quốc tế cập nhật chiến lược phát triển giai đoạn 2024-2034

IFOAM Hữu cơ quốc tế cập nhật chiến lược phát triển giai đoạn 2024-2034

IFOAM hữu cơ quốc tế (Liên đoàn các phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế) đã đưa ra một…

Thị trường phân bón Hữu cơ Bắc Mỹ hồi phục mạnh, dự kiến cán mốc 3,05 tỷ USD vào năm 2029

Thị trường phân bón Hữu cơ Bắc Mỹ hồi phục mạnh, dự kiến cán mốc 3,05 tỷ USD vào năm 2029

Thị trường phân bón Hữu cơ khu vực Bắc Mỹ sau khi trải qua một thời gian ngắn tăng trưởng…

Với 300 triệu USD, Hoa Kỳ đã làm gì để thúc đẩy Nông nghiệp Hữu cơ sau đại dịch, ảnh hưởng của chiến tranh và lạm phát?

Với 300 triệu USD, Hoa Kỳ đã làm gì để thúc đẩy Nông nghiệp Hữu cơ sau đại dịch, ảnh hưởng của chiến tranh và lạm phát?

Nông nghiệp Hữu cơ Hoa Kỳ đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, hạn hán, chiến sự ở Ukraine…

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà: 20 năm phát triển gia vị Hữu cơ tại Việt Nam

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà: 20 năm phát triển gia vị Hữu cơ tại Việt Nam

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà thuộc tập đoàn Mitani Nhật Bản, là doanh nghiệp chế biến và…

Hoa Kỳ: Trong 12 năm, tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm Hữu cơ tăng gấp 3 lần

Hoa Kỳ: Trong 12 năm, tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm Hữu cơ tăng gấp 3 lần

Chỉ trong 12 năm, từ 2011 đến 2023, tổng giá trị các sản phẩm Hữu cơ nhập khẩu vào Hoa…

Quy định mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khiến các nhà nhập khẩu Hữu cơ lúng túng

Quy định mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khiến các nhà nhập khẩu Hữu cơ lúng túng

Việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) ban hành quy định các nhà nhập khẩu Hữu cơ phải có chứng…

Thương hiệu nước trái cây Hữu cơ lớn nhất nước Đức quyết giảm 75% lượng khí đốt tự nhiên

Thương hiệu nước trái cây Hữu cơ lớn nhất nước Đức quyết giảm 75% lượng khí đốt tự nhiên

Hơn cả một thương hiệu nước trái cây Hữu cơ, nhà sản xuất Voelkel còn hoạt động dựa trên nguyên…

Phát triển và nhân rộng Nông nghiệp Hữu cơ- Hướng đi bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Phát triển và nhân rộng Nông nghiệp Hữu cơ- Hướng đi bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Ngày 23/3/2024 tại HTX chè Khe Cốc, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, tổ chức APN (Asia…

Tinh dầu Bạch Vân Sơn giải quyết nỗi lo đau cơ – xương – khớp cho mọi nhà

Tinh dầu Bạch Vân Sơn giải quyết nỗi lo đau cơ – xương – khớp cho mọi nhà

Việc ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện giữa Công ty TNHH Bạch Vân Sơn và Trung tâm Truyền…

Quản lý cỏ dại theo hướng sinh thái trong sản xuất rau Hữu cơ PGS

Quản lý cỏ dại theo hướng sinh thái trong sản xuất rau Hữu cơ PGS

Đất bị suy thoái và cỏ dại nhiều dẫn đến tình trạng sâu bệnh tăng, giảm năng suất, sản lượng…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong