Thứ năm 24/07/2025 05:12Thứ năm 24/07/2025 05:12 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Tuyên Quang hiệu quả từ mô hình sản xuất chè hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tuyên Quang có tổng diện tích chè gần 8.373 ha; cây chè được trồng tập trung tại các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên; vùng chè Shan tuyết tại huyện Na Hang, Lâm Bình với diện tích chè Shan tuyết hiện có trên 1.300 ha.

Đồng bào dân tộc dao đang thu hái chè Shan tuyếtTuyên Quang hiệu quả từ mô hình sản xuất chè hữu cơ

Đồng bào dân tộc Dao đang thu hái chè Shan tuyết.

Trong những năm qua tỉnh Tuyên Quang đã ban hành nhiều chính sách để thu hút đầu tư, chú trọng phát triển, nâng cao giá trị sản xuất cây chè bằng các giải pháp như: Thay thế các giống chè cũ cho năng suất, chất lượng thấp theo Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND ngày 01/8/2019 của HĐND; đầu tư thâm canh, mở rộng sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn; chuyển đổi công nghệ chế biến theo Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của HĐND tỉnh;… nhiều diện tích đạt từ 120 - 150 triệu đồng/ha/năm; nhiều Hợp tác 3 xã, hộ gia đình chế biến chè có sản phẩm đặc sản giá bán từ 800.000 - 1.500.000 đồng/kg như: Chè Shan tuyết Hồng Thái, chè Shan tuyết Sơn Trang, Chè Shan Kia Tăng, chè xanh Ngọc Thuý đinh, Chè xanh Ngọc Thuý, Chè xanh Tâm Trà,...

Hằng năm, cây chè mang lại giá trị cho các địa phương từ 700-720 tỷ đồng, góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng vạn lao động trên địa bàn tỉnh. Đến nay đã có 30 sản phẩm chè được xếp hạng sản phẩm OCOP từ 3 - 4 sao (Có 09 sản phẩm xếp hạng 4 sao, 21 sản phẩm xếp hạng 3 sao), trong đó nhiều sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng như: Chè Shan tuyết Hồng Thái, Chè xanh Ngọc Thuý đinh, Chè xanh Ngọc Thuý, Trà xanh hữu cơ Trung Long, Chè xanh Tâm Trà, Chè Shan Kia Tăng...

Năm 2021, Chè Shan tuyết Na Hang đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Quyết định số 1167/QĐ-SHTT ngày 23/4/2021. Được công nhận sản phẩm hữu cơ và được bình chọn danh hiệu “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam”. Toàn tỉnh có 09 mã số vùng trồng chè (Gồm: 04 mã số của Công ty Cổ phần chè Mỹ Lâm, 03 mã số của Công ty Cổ phần chè Sông Lô, 01 mã số của Tổ hợp tác Hương chè Vĩnh Tân, 01 mã Hợp tác xã Sơn Trà, xã Hồng Thái) với diện tích 119 ha và 02 mã số cơ sở đóng gói chè (Gồm: 01 mã số của Công ty Cổ phần chè Mỹ Lâm, 01 mã số của Hợp tác xã Hương chè Vĩnh Tân) đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường EU. Sản phẩm chè của Tuyên Quang được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang một số thị trường các nước khu vực EU, Trung Đông và Châu Á như: Hà Lan, Nga, Đức, Srilanka, Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Mỹ, Trung Quốc...

Để có một sản phẩm chè ngon, an toàn và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn nhân lực sẵn có của địa phương để phát triển cây chè theo hướng an toàn, bền vững và đa dạng hoá về chủng loại, phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái. Để có sản phẩm chè có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, ngoài việc tăng cường quảng bá sản phẩm, các doanh nghiệp chế biên chè của tỉnh Tuyên Quang không ngừng cải tiến và đầu tư công nghệ chế biến hiện đại để nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã sản phẩm, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Do có chính sách hỗ trợ của tỉnh và nỗ lực của chính quyền địa phương, đến nay diện tích chè được cấp Giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn Rainforest, VietGAP, Hữu cơ,... toàn tỉnh đạt 1.246,3 ha (Trong đó: 268,1 ha được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP; 63,4 ha được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ; 379,5 ha của Công ty Cổ phần chè Mỹ lâm được chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững Rainforest và tiêu chuẩn Halal; 535,2 ha của 02 Công ty Cổ phần chè: Sông Lô và Tân Trào được chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững Rainforest) của hơn 140 tổ chức, cá nhân.

Để tìm hiểu về mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ có hiệu quả trên địa bàn tỉnh hiện nay, chúng tôi đến thăm Hợp tác xã Sơn Trà, huyện Na Hang gặp bà con nông dân đang náo nức đi hái chè Shan Tuyết. Xã Hồng Thái được coi như Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng hay Sa Pa của tỉnh Lào Cai bởi cảnh sắc thơ mộng, khí hậu quanh năm mây mù bao phủ là những điều kiện lý tưởng cho cây chè phát triển, nhất là các giống chè có giá trị kinh tế cao như: chè Shan tuyết, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, nằm ở độ cao từ 900-1400m tạo nên một vùng sinh thái đặc trưng là tiềm năng để phát triển cây chè gắn với quy hoạch xây dựng khu nghỉ mát, du lịch sinh thái. Hợp tác xã có tổng diện tích vùng nguyên liệu chè Shan là 71,5 ha, trong đó: có 29 ha chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, có 35 ha chè trồng trên 25 tuổi; 7,5 ha chè trồng mới năm 2023.

Hợp tác xã đã có 03 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận OCOP (02 sản phẩm OCOP 4 sao, 01 sản phẩm OCOP 3 sao). Các sản phẩm đã được bán, phân phối ra thị trường trong nước như: Tuyên Quang, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, TPHCM và một số tỉnh khác... Trong quá trình hoạt động Hợp tác xã đã đầu tư nghiên cứu thành công cho ra sản phẩm mới như “Lộc Trà” Được người tiêu dùng đánh giá cao, sản phẩm đã được UBND tỉnh công nhận SP đạt OCOP 4 sao. Giá bán chè dao động từ 300 nghìn đến 5 triệu đồng một kg. Hợp tác xã tạo công ăn việc làm cho 20 lao động địa phương. Trong đó: Lao động là thành viên Hợp tác xã: 08 người, lao động mùa vụ 12 người với mức lương 6 triệu đồng/tháng.

Ông Đặng Ngọc Phố- Giám đốc Hợp tác xã cho biết: Sản phẩm chè Shan tuyết của HTX Sơn Trà là “ba không”, cây chè Shan tuyết của xã Hồng Thái, huyện Na Hang được thiên nhiên ưu ái không có sâu bệnh, cây sinh trưởng tốt; không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; không pha chế, ướp hương liệu và không bón phân vô cơ. Sản phẩm đã được Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cấp giấy chứng nhận chè hữu cơ (Organic). Năm 2019, Hợp tác xã Sơn Trà rất vinh dự được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chọn sản phẩm chè Shan tuyết Hồng Thái, Na Hang làm quà tặng Thủ tướng Malaysia.

Với định hướng phát triển đúng đắn cùng chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước đã giúp Hợp tác xã Sơn Trà rất nhiều trong việc mở rộng nhà xưởng, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng đủ các tiêu chí để cung cấp cho các đối tác trong và ngoài nước, mở rộng được diện tích vùng nguyên liệu và tạo thêm nhiều việc làm cho người dân bản địa, đóng góp một phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới, chung tay bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.

Bài liên quan

Tuyên Quang: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội

Tuyên Quang: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 19/5, đồng chí Nguyễn Thế Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp về tiến độ thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 4 và Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2025. Dự họp có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh, huyện Na Hang.
Tuyên Quang nỗ lực đưa các sản phẩm OCOP vươn xa

Tuyên Quang nỗ lực đưa các sản phẩm OCOP vươn xa

Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, thời gian qua tỉnh Tuyên Quang đã tích cực triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP giai đoạn 2021-2025.
Tuyên Quang: Khai mạc Chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề năm 2025

Tuyên Quang: Khai mạc Chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề năm 2025

Tối 27/4, tại đường Chiến Thắng Sông Lô, TP.Tuyên Quang đã diễn ra lễ khai mạc chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề Tuyên Quang năm 2025.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng và thách thức

Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng và thách thức

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng toàn cầu nhờ vào lợi ích bền vững đối với môi trường, sức khỏe con người và giá trị kinh tế và đang dần mở rộng và phát triển một cách nhanh chóng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để thành công cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp, nông dân và người tiêu dùng nhằm giải quyết những thách thức hiện tại để phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Lai Châu: Huyện Than Uyên tập trung phát triển vùng nguyên liệu chè

Lai Châu: Huyện Than Uyên tập trung phát triển vùng nguyên liệu chè

Xã Tà Mung, huyện Than Uyên (Lai Châu) là một trong những xã có vùng nguyên liệu chè hàng hóa tốt nhất của huyện, do đó địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả, tập trung phát triển sản xuất vùng nguyên liệu chè.
Ông Phạm Mạnh Duyệt làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Tuyên Quang

Ông Phạm Mạnh Duyệt làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Tuyên Quang

Ông Phạm Mạnh Duyệt, Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Tuyên Quang.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2:  Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2: Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Để đạt được chứng nhận PGS, người sản xuất phải trải qua một quá trình học tập để hiểu biết về tiêu chuẩn và kỹ thuật, được kiểm tra nghiêm ngặt sự tuân thủ, thông qua các hoạt động đánh giá, có sự tham gia của nhiều bên liên quan như nông dân, tổ chức điều phối, người tiêu dùng và chuyên gia... Quá trình này không chỉ đánh giá tính tuân thủ về mặt kỹ thuật mà còn chú trọng đến sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất.
Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Trong nhiều thập kỷ qua, nền nông nghiệp đã chứng kiến sự "bùng phát" của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Ban đầu, đó là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để nâng cao năng suất, bảo vệ mùa màng trước sâu bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng và thiếu kiểm soát các loại hóa chất này đã để lại hậu quả nghiêm trọng khiến đất đai ngày càng bạc màu, hệ sinh thái bị xáo trộn, những vi sinh vật có ích trong đất bị tiêu diệt, thiên địch bị phá vỡ khiến sâu bệnh tái phát ngày càng khó kiểm soát.
Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Minh Tân một xã, thuộc huyện Kiến Xương nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, từ lâu đã được biết đến là vùng đất nông nghiệp trù phú với những cánh đồng lúa bạt ngàn và nguồn lợi thủy sản đa dạng từ sông, hồ, ao, đầm. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng tăng, Kiến Xương đang tập trung vào việc phát triển mô hình nông nghiệp sạch và song hành cùng đó là xây dựng nông thôn mới, nhằm mang lại cuộc sống sung túc và bền vững hơn cho người dân. Đây là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội.
Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Khu vực kinh tế tập thể, với hạt nhân là các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã, từ lâu đã được xác định là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế - xã hội của đất nước. Với việc Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức cho phép hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa đến 5 tỷ đồng, hứa hẹn tạo cú hích mạnh mẽ cho sự phát triển của mô hình kinh tế này
Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Làng nghề truyền thống là một phần không thể tách rời của văn hóa và kinh tế Việt Nam, lưu giữ những kỹ năng thủ công độc đáo và tạo ra nguồn sinh kế cho hàng triệu người dân. Tuy nhiên, sự phát triển tự phát và thiếu quy hoạch của nhiều làng nghề đã và đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến môi trường, đe dọa sức khỏe cộng đồng và tính bền vững của chính các làng nghề. Khắc phục ô nhiễm môi trường từ các làng nghề không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là yếu tố then chốt để bảo tồn di sản văn hóa và hướng tới một tương lai phát triển xanh.
Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xín Mần, mảnh đất biên cương Hà Giang (nay là tỉnh Tuyên Quang) , đang chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ nhờ hướng đi đúng đắn trong phát triển nông nghiệp. Bằng việc xây dựng chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ "2 nhà" nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, nhiều nông sản đặc trưng của huyện đã vượt qua biên giới, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nông nghiệp trước thuế quan mới: Thách thức và cơ hội chuyển mình

Nông nghiệp trước thuế quan mới: Thách thức và cơ hội chuyển mình

Ngành nông nghiệp Việt Nam, trụ cột kinh tế và nguồn sống của hàng triệu người dân, đang đứng trước những biến động sâu sắc từ các chính sách thuế quan mới trên toàn cầu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự thay đổi trong chính sách thuế của các quốc gia, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn, tạo ra cả thách thức lẫn cơ hội để ngành nông nghiệp nước nhà tái cấu trúc và phát triển bền vững hơn.
Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường cho nông dân

Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường cho nông dân

Từ ngày 26–28/6/2025, tại Ba Bể, Bắc Kạn, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 30 học viên là nông dân nòng cốt, cán bộ địa phương, cán bộ Hội Nông dân xã/huyện, cán bộ Vườn Quốc gia Ba Bể và đại diện hợp tác xã đến từ 4 xã: Cao Thượng, Thượng Giáo, Quảng Khê và Khang Ninh.
Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Ngày 27/6/2025, Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Diễn đàn “Nâng cao hiệu quả sản xuất Nông nghiệp hữu cơ và kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xã”.
Hải Phòng vươn mình thành "thủ phủ khu công nghiệp"

Hải Phòng vươn mình thành "thủ phủ khu công nghiệp"

Ngày 12/04/2025, một sự kiện lịch sử đã đánh dấu bước ngoặt lớn cho sự phát triển của thành phố Hải Phòng khi Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức thông qua việc hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên gọi là thành phố Hải Phòng. Quyết định này không chỉ mở rộng địa giới hành chính mà còn đặt ra câu hỏi lớn: Liệu Hải Phòng mới có đủ tiềm lực và lợi thế để thực sự trở thành "thủ phủ khu công nghiệp" hàng đầu của Việt Nam?
Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Trong những năm gần đây, Sầu riêng đã trở thành một hiện tượng trong ngành hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam. Từ chỗ là mặt hàng tiềm năng, Sầu riêng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, và tạo ra giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD. Tuy nhiên, những biến động trong quý I/2025 cho thấy, ngành hàng này đang đi vào giai đoạn “hậu tăng trưởng nóng”, đòi hỏi một tư duy mới về quản lý chất lượng, tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi và phát triển theo hướng bền vững.
Phấn đấu đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần

Phấn đấu đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần

Ngày 22/6/2025, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Phong trào "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", Phong trào "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính