Rất nhiều biện pháp đã được cả phía Việt Nam và Trung Quốc đưa ra để giải quyết tình trạng ùn ứ xe chở hàng ở các cửa khẩu, nhưng chưa có một biện pháp nào thực sự hiệu quả bởi tình trạng ùn ứ kéo dài hiện nay có nguyên nhân xuất phát từ …bàn giấy.
Vẫn chưa có biện pháp nào giải quyết được triệt để tình trạng ùn ứ ở các cửa khẩu
Sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần, tình trạng ùn ứ xe chở hàng, trong đó có tới 70% là xe chở nông sản ở các cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng trở nên trầm trọng.
Theo thông tin từ Cổng thông tin một cửa quốc gia, tính đến chiều 1/3, tại các cửa khẩu phía Bắc có khoảng 7.281 xe đang chờ làm thủ tục thông quan, trong đó số lượng xe ở Lạng Sơn nhiều nhất với khoảng 3.726 xe, Quảng Ninh có 2.013 xe, Lào Cai có khoảng 1.224 xe, Lai Châu 129 xe.
Để giải quyết tình trạng này, Việt Nam và Trung Quốc đã phối hợp, triển khai nhiều biện pháp, như lập “vùng xanh”, “vùng đệm” ở các cửa khẩu, thí điểm phương thức giao nhận hàng ít tiếp xúc, để từ đó cửa khẩu Tân Thanh có thể nâng số lượng xe thông quan lên 150 - 200 xe/ngày và có thể cao hơn nữa (hiện khoảng 30-40 xe/ngày). Phương thức giao nhận mới được áp dụng chính thức từ ngày 26/2 tại cửa khẩu Tân Thanh và với cửa khẩu Hữu Nghị sẽ áp dụng (từ ngày 1/3).
Tuy nhiên, theo bà Đoàn Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, các biện pháp này vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả, bởi việc triển khai “vùng xanh”, “vùng đệm” ở cửa khẩu vẫn chưa có quy định cụ thể để phù hợp với quy định của phía Trung Quốc. Nhiều trường hợp xét nghiệm âm tính tại Việt Nam, nhưng lại dương tính theo kiểm tra của Trung Quốc.
Trong khi đó, theo ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật), việc ùn ứ ở các cửa khẩu chưa thể giải quyết là bởi tắc từ trên …bàn giấy.
Lý do là bởi các xe chở nông sản của Việt Nam bị “tắc” trong việc phê duyệt hồ sơ doanh nghiệp được phép xuất khẩu hàng vào Trung Quốc theo quy định của đất nước đông dân nhất thế giới.
Theo thống kê, hiện có 1.656 doanh nghiệp Việt Nam được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã theo Lệnh 248 và Lệnh 249 về quản lý giám sát an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, hiện nay trong số 270 doanh nghiệp mà Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đề xuất, phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới chỉ cấp mã được khoảng 70%.
“Việc phê duyệt mã sản phẩm chậm và chưa có quy định về thời gian phê duyệt cấp mã số đăng ký doanh nghiệp đang gây khó cho hoạt động xuất khẩu của DN. Chúng tôi đang kiến nghị Thủ tướng đề nghị Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đôn đốc và trao đổi với Hải quan Trung Quốc để tháo gỡ, đặc biệt việc chậm cấp mã số đăng ký đối với nhóm mặt hàng có nguồn gốc thực vật và nhóm mặt hàng do Bộ Công Thương quản lý đăng ký”, ông Ngô Xuân Nam cho biết.
Ngoài ra, còn có lý do hàng ngày vẫn có hàng trăm xe chở hàng, chủ yếu là nông sản lên các cửa khẩu, mặc cho đã có thông báo tới các doanh nghiệp, người dân tạm ngừng việc đưa xe lên cửa khẩu. Chính vì thế, tình trạng ùn tắc ngày càng trở nên trầm trọng.
Việc ùn ứ ở cửa khẩu với Trung Quốc đã ảnh hưởng nặng nề đến kim ngạch xuất khẩu. Theo thống kê, lượng nông sản của Việt Nam xuất khẩu đi các nước trong 2 tháng đầu năm 2022 phần lớn đều tăng (đạt 8 tỉ USD, tăng 21% so với cùng kì năm ngoái), nhưng riêng thị trường Trung Quốc giảm, chỉ đạt 1,3 tỉ USD, giảm gần 31% so với cùng kì. Vì thế, nếu không giải quyết được gốc rễ vấn đề để tình trạng ùn ứ tiếp tục kéo dài, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ tiếp tục suy giảm. Tuy nhiên, làm thế nào để giải quyết thì cần phải thêm thời gian…
Hà Dũng
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Tại Hội thảo “Xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh…
Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk sẽ là một nhân tố quan trọng cùng với Bộ NN&PTNT xây dựng,…
Sự tăng cường hợp tác giữa Viện Môi trường Nông nghiệp (thuộc Bộ NN&PTNT) và Hiệp hội Nông nghiệp Hữu…
Cùng nhau phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên đất Lào là những nội dung chính…
Thái Nguyên hiện nay có hơn 500 HTX nông nghiệp với nhiều ngành nghề sản xuất, trong đó có nhiều…
Giám đốc Nguyễn Mạnh Cường và Viện trưởng Mai Văn Trịnh thống nhất: Trong thời gian sớm nhất, hai đơn…
Năm 2022 là năm khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, nhưng thị trường hữu cơ Vương quốc…
Sự hợp tác giữa FAO và Bộ Nông nghiệp Indonesia sẽ đẩy nhanh sự phát triển của nền nông nghiệp…
Nếu có phương pháp xử lý và tận dụng tốt chất thải chăn nuôi, có thể đáp ứng thay thế…
Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…
Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối sẽ giúp ích rất…
Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại và lưu trữ theo thời gian thực về toàn…
Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…
Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Một công ty tại Mỹ đang cung cấp nhiều giải pháp toàn diện giúp ngăn ngừa lãng phí thực phẩm…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…