HẢI DƯƠNG - Với chất lượng thơm ngon, vị ngọt, mã đẹp, màu sắc hút mắt; những năm gần đây, vải thiều Việt Nam đã chinh phục được các thị trường khó tính.
Chiều ngày 28/5, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Hải Dương tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn góp phần thúc đẩy tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sản phẩm vải thiều Thanh Hà”.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc; mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại; tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản… với mong muốn đưa quả vải Việt Nam “bay xa” hơn nữa đến thị trường quốc tế.
Thị trường xuất khẩu quả vải còn nhiều dư địa
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), ở nước ta vải thiều được trồng tập trung ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương và huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, những năm gần đây, vải thiều đã được nhân rộng ở một số địa phương khác trên cả nước.
Ban Chủ tọa cùng Ban cố vấn giải giải đáp các câu hỏi của người dân. Ảnh Mai Chiến
Thị trường tiêu thụ nội địa tập trung ở các thành phố lớn như TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng… Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc; từ năm 2015, vải thiều Thanh Hà đã được xuất khẩu tới thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Nhật Bản và Hà Lan.
Ngoài ra, quả vải Việt Nam còn xuất đến các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Pháp, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Thuỵ Điển, Australia, Singapore, Canada, Liên bang Nga, Hàn Quốc và Anh.
Năm 2021, cả nước xuất khẩu gần 110.000 tấn hàng hóa từ quả vải. Trong đó xuất khẩu quả vải tươi trên 83.000 tấn, vải khô 26.877 tấn, vải quả đông lạnh 9,26 tấn; cao hơn so với năm 2020 là 80.000 tấn.
Hiện tại, Cục Bảo vệ thực vật đã cấp 357 mã số vùng trồng trên cây vải cho 4 tỉnh: Hải Dương (118 mã số vùng trồng trên 1.035 ha); Bắc Giang (22 mã số vùng trồng trên 16.638 ha); Hưng Yên (8 mã số vùng trồng trên 220 ha; Đắk Lắk (9 mã số vùng trồng trên 110 ha).
Tuy nhiên, hiện nay hàng rào tiêu chuẩn để xuất khẩu ngày càng siết chặt, nên giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại chính trên cây vải thiều đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu đã và đang trở nên cấp thiết.
Chia sẻ tại Diễn đàn, TS. Đào Quang Nghị - Viện Nghiên cứu Rau quả cho biết, hiện trái vải tươi của Việt Nam được xuất khẩu với thị phần 19% (đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Madagascar), chủ yếu được xuất sang Trung Quốc.
Năm 2021, giá trị quả vải xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đạt 46,2 triệu USD. Dự báo, năm nay xuất khẩu rau quả nói chung của Việt Nam có thể vẫn sẽ bị sụt giảm do tình hình dịch bệnh.
Dù vậy, về lâu dài, nhờ các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, điển hình như Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), rau quả Việt cũng có nhiều cơ hội sự bứt phá cao và bền vững tại các thị trường mới, thay vì lệ thuộc lớn vào Trung Quốc.
EVFTA mở ra cơ hội lớn tại thị trường EU, vốn là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới. Cụ thể, Việt Nam có thể xuất khẩu bất cứ loại rau quả nào qua EU, miễn là mặt hàng đó được sản xuất tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo TS. Nghị, EU lại là thị trường "khó tính" với các quy định về hàng rào kỹ thuật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất cấm... khắt khe. Nếu vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị trả hàng, gây thiệt hại không chỉ riêng cá nhân doanh nghiệp mà cả ngành rau quả Việt Nam. Do đó, việc sản xuất an toàn theo hướng GAP là yêu cầu bắt buộc.
Mặc dù tiềm năng về thị trường cho sản phẩm quả vải của Việt Nam là rất lớn, nhưng để tiếp cận được các thị trường này, sản xuất còn phải vượt qua nhiều các rào cản về kỹ thuật. Trong đó, kỹ thuật sản xuất là một trong những mắt xích trong chuỗi giá trị đóng vai trò quan trọng.
“Các nước thành viên WTO, khi xuất khẩu quả tươi đều phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật (KDTV) của Hiệp định SPS và Công ước quốc tế Bảo vệ thực vật - IPPC. Trong đó, yêu cầu cơ bản đối với mặt hàng quả tươi là phải có giấy chứng nhận KDTV do cơ quan có thẩm quyền cấp và lô hàng không nhiễm đối tượng KDTV”, TS. Nghị nhấn mạnh.
Vải thiều Hải Dương sẵn sàng xuất ngoại
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho hay, vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Chứng nhận “Chỉ dẫn địa lý” từ năm 2007. Kể từ đó đến nay, sản phẩm vải thiều Thanh Hà đã được nhiều tổ chức trong nước và quốc tế vinh danh về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Ảnh Mai Chiến
Hiện nay vải thiều là sản phẩm được ưa chuộng ở trong và ngoài nước. Trong đó, thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc. Những năm gần đây, vải thiều Thanh Hà đã có mặt ở thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hà Lan, Newzealand, Thái Lan...
“Mặc dù sản xuất vải trong nước nói chung và tại Hải Dương nói riêng đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên hiện nay yêu cầu thị trường trong và ngoài nước về quả vài ngày càng khắt khe, hàng rào tiêu chuẩn để xuất khẩu càng ngày càng siết chặt. Do vậy đòi hỏi các địa phương phải không ngừng nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm quả vải”, ông Hồng lưu ý.
Hải Dương là một trong những địa phương có diện tích trồng vải thiều lớn. Năm 2022, diện tích vải toàn tỉnh vẫn giữ ổn định gần 9.000 ha (huyện Thanh Hà gần 3.300 ha; thành phố Chí Linh gần 3.500 ha; các huyện, thành phố, thị xã còn lại trên 2.200 ha). Tổng sản lượng vải dự kiến khoảng 60.000 tấn.
Trong đó, trà vải sớm 2.750 ha (riêng huyện Thanh Hà có khoảng 1.750 ha), dự kiến sản lượng khoảng 35.000 tấn. Trà vải chính vụ và muộn trên 6.200 ha, dự kiến sản lượng khoảng 25.000 tấn.
Theo Sở NN-PTNT Hải Dương, năm 2022, toàn tỉnh tiếp tục duy trì các vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu thế mạnh của tỉnh; quy hoạch, mở rộng hợp lý vùng trồng vải theo quy trình sản xuất hữu cơ, GAP, tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn OCOP... đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngoài duy trì vùng sản xuất vải VietGAP và GlobalGAP của năm 2021, toàn tỉnh mở rộng thêm 5 vùng sản xuất vải VietGAP, 6 vùng sản xuất vải GlobalGAP đã đưa tổng số vùng sản xuất vải theo VietGAP là 41 vùng với tổng diện tích là 500 ha, theo GlobalGAP là 11 vùng với tổng diện tích 110 ha. Ngoài ra có gần 6.000 ha vải áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP và GAP cơ bản.
Ông Bùi Văn Thăng, Giám đốc Sở NN-PTNT Hải Dương bộc bạch: Hiện nay, diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế của tỉnh là 450 ha, sản lượng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi Nhật Bản, Mỹ, Úc, EU... ước đạt 4.000 tấn. Diện tích sản xuất theo GAP 6.300 ha, sản lượng 40.000 tấn. Trong đó, diện tích GlobalGAP 50 ha, sản lượng 450 tấn; diện tích VietGAP 1.000 ha, sản lượng khoảng 7.000 tấn; diện tích GAP cơ bản 4.800 ha, sản lượng 32.550 tấn.
Theo ông Thăng, Sở NN-PTNT Hải Dương đã chủ động đề nghị và được Cục Bảo vệ thực vật cấp duy trì và cấp mới 96 mã số vùng trồng. Các mã số vùng trồng được cấp chủ yếu phục vụ xuất khẩu đi Mỹ, Australia, Nhật Bản, NewZealand, Thái Lan, Trung Quốc…
Thu hút doanh nghiệp tiêu thụ vải thiều
Theo thống kê của các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương, hiện tại đã có khoảng 50 doanh nghiệp đến làm việc và có kế hoạch thu mua vải của tỉnh Hải Dương. Trong đó có hơn 30 doanh nghiệp xuất khẩu vải đi các thị trường khó tính như Nhật Bản, Australia, châu Âu...
Doanh nghiệp đồng hành với người dân trong việc tiêu thụ vải thiều. Ảnh: Mai Chiến
Năm 2021, trước những diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid -19, nhưng Công ty CP Ameii Việt Nam vẫn quyết liệt tập trung triển khai xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng nông sản đặc đặc trưng, có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm nông sản tại tỉnh Hải Dương.
Đại diện Công ty CP Ameii Việt Nam cho biết, năm 2021, Công ty đã tiêu thụ được 2.150 tấn. Trong đó, xuất khẩu 1.560 tấn vải thiều vào các thị trường như Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Úc, châu Âu, Thái Lan. Thị trường nội địa 590 tấn.
“Theo nghiên cứu khảo sát thị trường, thì nhu cầu tiêu thụ vải thiều hiện nay trên thế giới là rất cao. Vải thiều Thanh Hà được ưa chuộng tại thị trường các nước do vị ngọt, độ đường cao, có màu sắc đẹp”, đại diện Công ty nói.
Chia sẻ về kế hoạch tiêu thụ vải thiều 2022 tại tỉnh Hải Dương, vị này cho hay, sản lượng vải thiều dự kiến tiêu thụ khoảng 5.160 tấn. Trong đó, xuất khẩu dự kiến 3.630 tấn, nội địa 1.530 tấn.
Vụ vải thiều năm nay, Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu cũng đã chốt đơn hàng thành công với các HTX, người dân đang canh tác quả vải.
Bà Đỗ Linh Nhâm, Phó Giám đốc Công ty chia sẻ, Công ty đã lên kế hoạch thu mua hơn 200 tấn vải ở Hải Dương để xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản và các nước khu vực Trung Đông…
Hiện các đơn hàng vải tươi đã được ký kết thành công. Với những diện tích vải bảo đảm chất lượng tốt, Công ty sẽ thu mua với số lượng lớn. Giá vải thu mua để xuất khẩu cao hơn từ 30 - 40% so với ngoài thị trường.
Ông Phạm Văn Duy, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) chia sẻ, trong những năm gần đây do nhu cầu thị trường tiêu dùng tăng lên, cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu, do đó nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu tư chế biến rau quả và đã cho ra đời những sản phẩm rau quả chế biến phong phú, đa dạng. Tuy nhiên đối với quả vải chế biến chủ yếu sấy khô đóng hộp (vải nước đường), nước ép; lạnh đông IQF. Để thực hiện chế biến quả vải theo quy mô công nghiệp để xuất khẩu cũng như đòi hỏi ngày càng cao của tiêu dùng trong nước, ông Duy cho rằng, các địa phương cần tập trung chỉ đạo người dân, HTX tuân thủ quy trình nghiêm ngặt từ chuẩn bị nguyên liệu đầu vào (thu hái, sơ chế, bảo quản); thực hiện các công đoạn chế biến; kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra... nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn theo từng thị trường nhập khẩu. |
Mai Chiến
Một ngôi nhà Hữu cơ được thiết kế vô cùng độc đáo nằm ở bãi biển phía Bắc Sydney (Australia)…
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Người sáng lập thương hiệu rượu vang Dry Farm Wines, ông Todd White cho biết, ông nguyện cả đời làm…
Huyền thoại của CLB Manchester United và đội tuyển Anh, David Beckham đang có một dự án nhỏ về vườn…
Ngày 9-11-2023, tại xã Tiên Long (Châu Thành), Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp Bến…
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 9, WinCommerce tổ chức chuỗi sự kiện kéo dài xuyên suốt tháng 11 tại…
Hướng đến lối sống tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ…
Tận dụng lợi thế từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương là quả Hồng vành khuyên, chị Vương…
Tháng 10 về, trên những cánh đồng ở xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, lúa bắt đầu ngả vàng. Bông…
Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Tuyên Quang là thành viên của Hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh…
Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người ngày càng được quan…
Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và…
Định hướng đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có 97 vùng sản xuất lúa, rau và cây ăn quả hữu…
Chế phẩm sinh học, chất dinh dưỡng để trồng rau thủy canh được Duy Tân Farm nhập từ các nước…
Được thành lập năm 1995, đến nay Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang đã có sự phát triển mạnh mẽ.…
Gạo ST24, ST25, Lộc Trời 28, Nàng Hoa 9, Nếp A Sào và TBR39-1 của ba công ty Việt Nam…
Trong khuôn khổ chương trình hoạt động tại Malaysia, ngày 30-11 vừa qua, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang…
Nông nghiệp Hữu cơ là xu thế của thời đại, vì thế Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc…
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) không chỉ tạo ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…