13:02 19/02/23 Print

Việc nhỏ đem lại lợi ích lớn từ phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình

Với những việc nhỏ hàng ngày là phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác thải hữu cơ làm phân bón tại hộ gia đình đã đem lại những lợi ích lớn từ khâu bảo vệ môi trường và tận dụng phụ, phế phẩm cho sản xuất nông nghiệp.

Cần phân loại và xử lý rác thải hữu cơ

Những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân được nâng lên đã làm gia tăng các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguy cơ ô nhiễm môi trường cục bộ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nam Định. Trong đó, các nguy cơ ô nhiễm từ chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất đang ngày càng gia tăng.

Theo ước tính tại các vùng nông thôn của tỉnh Nam Định, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 678,6 tấn/ngày. Các xã, thị trấn đã thành lập các tổ thu gom rác thải, đội vệ sinh môi trường, Hợp tác xã vệ sinh môi trường để thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải đến các khu xử lý rác thải tập trung.

Tuy nhiên, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn phân loại rác thải tại nguồn còn ở mức thấp, đạt 36,58% , phần lớn chất thải sinh hoạt chưa được phân loại tại các hộ gia đình mà được vận chuyển về khu xử lý rác thải tập trung, sau đó mới tiến hành phân loại sơ bộ và đưa vào xử lý.

Bên cạnh đó, các công trình xử lý rác thải tập trung dần không đáp ứng được nhu cầu xử lý chất thải trên địa bàn. Các lò đốt rác và bãi chôn lấp rác thải vận hành không đúng hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn và Sở TN&MT; công trình xử lý rác thải ở một số địa phương còn chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.

Để giải quyết những vấn đề kể trên, UBND tỉnh Nam Định đã có nhiều chính sách, định hướng cụ thể về quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn như thực hiện điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Đề án “Quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 – 2025”… từ những cấp thiết đó cần thực hiện việc “Thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác thải hữu cơ làm phân bón tại hộ gia đình” đã sớm được triển khai.

Mô hinh "Thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác thải hữu cơ làm phân bón tại hộ gia đình" được triển khai tại huyện Hải Hậu được nhiều người dân đón nhận.

Lợi ích lớn từ rác thải hữu cơ

Theo Hội Nông dân tỉnh Nam Định cho biết, năm 2018 mô hình “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình” bắt đầu được triển khai trên địa bàn xã Hải Lý (huyện Hải Hậu) với 212 hộ tham gia.

Mỗi hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 01 thùng nhựa ủ rác hữu cơ có dung tích chứa gần 220 lít. Sau khi được tập huấn quy trình ủ rác hữu cơ thành phân bón, bước đầu có 100% các hộ tham gia mô hình đều bắt tay vào thực hiện.

Nhiều hộ dân được phổ biến kỹ thuật tận dụng rác thải hữu cơ để ủ phân hữu cơ làm phân bón cho cây trồng.

Là hội viên trực tiếp tham gia mô hình, chị Nguyễn Thanh Dáng (xóm B, xã Hải Lý) chia sẻ, sau khi được hướng dẫn kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón, gia đình chị đã thực hành và kết quả mang lại rất tốt.

Theo đó, chị gom hết rác thải hữu cơ sinh hoạt hàng ngày như vỏ trái cây, thức ăn thừa, rau, củ, quả... cho vào thùng. Khi rác dày khoảng 30cm, chị Dáng pha tỷ lệ men vi sinh phù hợp với nước và phun đều trên bề mặt để ủ thành phân bón.

Chị Dáng chia sẻ, từ khi thực hiện mô hình này, gia đình chị đã thay đổi thói quen vứt rác thải sinh hoạt ra vườn nên đảm bảo vệ sinh, tạo cảnh quan sạch đẹp cho gia đình.

“Toàn bộ phân bón hữu cơ thu được, gia đình tôi bón cho vườn cây ăn trái, rau xanh; nhờ đó vườn cây ít bị sâu bệnh phá hoại, tươi tốt hơn. Ngoài ra, sử dụng phân hữu cơ, gia đình tôi tiết kiệm được 1 khoản chi phí mua phân bón hóa học”, chị Dáng chia sẻ thêm.

Phân loại rác từ các hộ gia đình giúp người dân tận dụng được những loại rác hữu cơ được tái chế sử dụng.

Bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hải Hậu cho biết, từ kết quả mô hình được triển khai tại xã Hải Lý, Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo Hội Nông dân các xã, thị trấn triển khai nhân rộng mô hình tới toàn thể cán bộ, hội viên, nhân dân trên toàn huyện, với tinh thần lấy sự gương mẫu của cán bộ, Đảng viên làm tiên phong thực hiện.

Hiện nay toàn xã Hải Phú có khoảng 3.000 hộ với trên 10.000 nhân khẩu; trung bình mỗi tháng Tổ dịch vụ vệ sinh môi trường xã thu gom gần 170 tấn rác các loại. Do việc phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình được thực hiện tốt, nên đã giảm tải lượng rác thải hữu cơ rất lớn về khu xử lý rác; đảm bảo tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn đạt trên 90%.

Người dân xử lý rác thải hữu cơ bằng men vi sinh tạo nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng.

Để các mô hình nhân rộng đạt hiệu quả, các cấp Hội trong huyện đã tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau về hiệu quả mà mô hình đem lại; tổ chức các buổi tham quan học tập tại các đơn vị làm tốt. Thường xuyên chú trọng mở các lớp tập huấn kỹ thuật sử dụng thùng và hướng dẫn bà con sử dụng men vi sinh như Emic, Sumitri trong quá trình ủ rác.

Bên cạnh đó, hướng dẫn Hội Nông dân các xã, thị trấn thành lập “Tổ quản lý” để hướng dẫn kỹ thuật xử lý và phân loại rác thải tới hội viên, nông dân. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện mô hình.

Kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ bằng hố chôn lấp được 100% người dân Hải Hậu triển khai thực hiện.

Song song với xử lý rác thải hữu cơ bằng thùng ủ, Hội Nông dân huyện Hải Hậu còn triển khai xử lý rác thải hữu cơ bằng hố chôn lấp rác thải. Từ đơn vị xã Hải Lý, sau hơn 2 năm triển khai mô hình, đến nay 100% Hội Nông dân các cấp trong huyện Hải Hậu đã triển khai thực hiện.

Đến nay, mô hình đã được nhân rộng trên địa bàn huyện Hải Hậu và trở thành phong trào sâu rộng trong các hộ gia đình hội viên nông dân; với tổng số 1.552 thùng, trên 1.000 hố có nắp đậy xử lý bằng men vi sinh và trên 14.500 hố rác tại các hộ gia đình xử lý, tận dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.

“Trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện Hải Hậu sẽ tiếp tục tuyên truyền, chỉ đạo nhân rộng mô hình tại các thôn, xóm, tổ dân phố. Đây là việc làm cụ thể của Hội được các cấp, ngành đánh giá cao, góp phần tham gia xây dựng nông thôn mới ngày càng văn minh, sạch đẹp”, bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hải Hậu nhấn mạnh thêm.

Từ năm 2018, Hội Nông dân tỉnh Nam Định được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung tâm Môi trường nông thôn - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ triển khai mô hình điểm “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình” tại xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, đến nay 9/10 đơn vị huyện, thành phố đã triển khai nhân rộng mô hình trên địa bàn 145/209 cơ sở Hội, 1.452/3.167 chi hội, sử dụng 36.350 thùng ủ rác và 31.870 nắp đậy hố ủ rác hữu cơ.

Các mô hình phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình được triển khai trên địa bàn tỉnh Nam Định thời gian qua mang lại hiệu quả thiết thực. Qua hoạt động của mô hình đã triển khai tại nhiều địa phương trên toàn tỉnh, nhiều cán bộ, hội viên, nông dân đã được trang bị đầy đủ kiến thức về bảo vệ môi trường; hình thành thói quen thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt và tập kết đúng nơi quy định, xử lý rác thải hữu cơ ngay từ nguồn, từ đó làm giảm phần lớn lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ra môi trường, giúp làm giảm áp lực cho công tác xử lý rác tập trung, góp phần làm giảm các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, giữ gìn cảnh quan môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp và bền vững.

 

Quốc Tùng

 

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Việc nhỏ đem lại lợi ích lớn từ phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…

Tận dụng chất thải trong chăn nuôi để tạo nguồn phân bón hữu cơ trong trồng trọt và bảo vệ môi trường

Tận dụng chất thải trong chăn nuôi để tạo nguồn phân bón hữu cơ trong trồng trọt và bảo vệ môi trường

Xử lý chất thải bằng đệm lót sinh học, phát triển chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, nông sản…

Khai thác 'mỏ vàng' chất thải, phụ phẩm nông nghiệp

Khai thác 'mỏ vàng' chất thải, phụ phẩm nông nghiệp

Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…

Tận dụng tốt chất thải chăn nuôi có thể thay thế 70% lượng phân hóa học

Tận dụng tốt chất thải chăn nuôi có thể thay thế 70% lượng phân hóa học

Nếu có phương pháp xử lý và tận dụng tốt chất thải chăn nuôi, có thể đáp ứng thay thế…

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…

100 triệu tấn thực phẩm bị lãng phí mỗi năm, người Mỹ quyết bảo vệ giá trị của ‘nguồn sống’

100 triệu tấn thực phẩm bị lãng phí mỗi năm, người Mỹ quyết bảo vệ giá trị của ‘nguồn sống’

Một công ty tại Mỹ đang cung cấp nhiều giải pháp toàn diện giúp ngăn ngừa lãng phí thực phẩm…

Rơm rạ rất nhiều giá trị, đốt bỏ thì quá phí!

Rơm rạ rất nhiều giá trị, đốt bỏ thì quá phí!

Có 2 nhóm giải pháp kỹ thuật để xử lý rơm rạ gồm xử lý rơm rạ tại ruộng và…

Người phụ nữ Nhật 20 năm 'gieo mầm' nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

Người phụ nữ Nhật 20 năm 'gieo mầm' nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

“Ở Việt Nam không kịp cô đơn, sự dễ thương của người dân chính là sợi dây níu chân tôi…

Sản xuất nông nghiệp làm 'bệ phóng' cho du lịch sinh thái nâng cao giá trị

Sản xuất nông nghiệp làm 'bệ phóng' cho du lịch sinh thái nâng cao giá trị

(Lào Cai) - Những năm gần đây, các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Lào Cai…

Tin mới cập nhật

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ dần “thắng thế”

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ dần “thắng thế”

Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…

Đồng Nai: Nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ

Đồng Nai: Nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ

Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp: Một mũi tên trúng 3 đích

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp: Một mũi tên trúng 3 đích

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, giúp nhà…

“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơ

“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơ

Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…

Trồng rau sạch hướng đến sức khỏe người tiêu dùng

Trồng rau sạch hướng đến sức khỏe người tiêu dùng

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…

Độc đáo mô hình chăn nuôi bằng thảo dược

Độc đáo mô hình chăn nuôi bằng thảo dược

Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…

Ninh Bình: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP

Ninh Bình: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong 5 năm qua (2018-2022), số lượng sản phẩm được…

Bền bỉ hỗ trợ các vùng rau an toàn

Bền bỉ hỗ trợ các vùng rau an toàn

Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…

Quảng Ninh phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Quảng Ninh phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…

Thông báo tuyển dụng