Trong tổng số 35 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sử dụng trong nước hàng năm, Việt Nam chỉ tự chủ được khoảng 13,1 triệu tấn (chiếm 37%), còn lại phải nhập khẩu.
Bộ NN-PTNT đã có nhiều giải pháp để bình ổn giá thức ăn chăn nuôi
Theo ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, từ tháng 7/2020, khi giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (chủ yếu nhập khẩu) liên tục tăng cao, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu, đưa ra giải pháp góp phần nâng cao tính tự chủ nguồn cung thức ăn chăn nuôi trong nước, giảm lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài.
Có thể nói, chăn nuôi là một ngành kinh tế và kỹ thuật, có mối quan hệ hữu cơ với ngành trồng trọt, thủy sản và công nghiệp chế biến. Sản phẩm đầu ra của ngành trồng trọt và thủy sản là đầu vào của ngành chăn nuôi (ngô, sắn, thóc, đậu tương, đầu tôm, đầu, ruột cá…) còn sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi được tái sử dụng để làm phân bón.
Hiện nay, thức ăn chăn nuôi chiếm từ 60 - 70% giá thành sản phẩm. Trong cơ cấu giá thành sản phẩm thịt lợn, thức ăn chăn nuôi chiếm từ 59 - 65%, chi phí giống chiếm 22 - 24%, còn lại là các chi phí khác (khấu hao thiết bị, chuồng trại, điện, nhân công, thuốc thú y…).
Đối với sản phẩm gia cầm, chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm từ 69 - 75% giá thành. Do đó, đối với lợn và gia cầm, thức ăn chăn nuôi có vai trò quyết định đến hiệu quả sản xuất.
Ông Thắng cho biết, hiện nay, trong tổng số 35 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sử dụng trong nước hàng năm, Việt Nam chỉ tự chủ được khoảng 13,1 triệu tấn (chiếm 37%), 21,9 triệu tấn còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài (chiếm 63%). Do đó, ngành chăn nuôi phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu rất lớn.
Đặc biệt, trong tổng số 21,9 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vào Việt Nam năm 2021 chủ yếu để phục vụ chăn nuôi lợn (chiếm 55,7%) và gia cầm (40,6%), còn lại là các vật nuôi khác.
Trong cơ cấu sản lượng thịt sử dụng trong bữa ăn của người Việt Nam, tỷ lệ thịt lợn chiếm 62% (trong khi bình quân của thế giới chỉ khoảng 38%). Như vậy, thông qua việc cơ cấu lại giỏ thực phẩm theo hướng giảm tỷ lệ sử dụng thịt lợn, tăng tỷ lệ sử dụng thịt gia cầm và động vật nhai lại, chúng ta sẽ từng bước giảm lệ thuộc vào nguyên liệu thức ăn nhập khẩu.
Nói về nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước, ông Thắng chia sẻ, có 4 nhóm sản phẩm chính là lúa, ngô, đậu tương và sắn. Chúng ta có khoảng 42,8 triệu tấn lúa (trong đó khoảng 4 - 5 triệu tấn cám gạo dùng cho chăn nuôi và xuất khẩu).
Song song với đó, chúng ta có 43 triệu tấn rơm. Đối với nguyên liệu từ cây ngô, chúng ta có khoảng 942.000 ha sản xuất với sản lượng khoảng 4,8 triệu tấn/năm, chủ yếu dùng cho chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ.
“Để phát triển chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tới đây Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chế biến, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các cơ sở nghiên cứu, các địa phương sẽ tiếp tục nguyên cứu và triển khai nhân rộng mô hình, ví dụ như mô hình của Tập đoàn Quế Lâm, Công ty Cổ phần T&T 159 và một số doanh nghiệp trong nước…”, ông Thắng cho hay.
Cũng theo ông Thắng, đối với cây sắn, diện tích trồng hiện nay hơn 500.000 ha, tạo ra sản lượng khoảng 10,5 triệu tấn củ tươi. Tuy nhiên, năm 2021, chúng ta xuất khẩu 1,2 tỷ USD đối với sản phẩm từ củ sắn. Còn đối với nhóm nguyên liệu từ đậu tương, chúng ta không xác định đây là lợi thế vì tổng diện tích trồng cả nước chỉ khoảng 42.000ha, chiếm tỷ trọng rất ít.
Về nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật, có hai nhóm. Nhóm thứ nhất là từ phụ phẩm thủy sản (sản lượng hơn 1 triệu tấn), chúng ta cơ bản đã tận dụng hết để chế biến làm thực phẩm chức năng và sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (như đầu tôm, đầu cá…).
Đối với nhóm phụ phẩm giết mổ gia súc, gia cầm (gồm nội tạng và máu), ở các nước phát triển thường sử dụng để chế biến thức ăn chăn nuôi, nhưng người Việt Nam vẫn có nhu cầu sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, do đó việc thu mua các nguyên liệu này gặp phải khó khăn vì giá thành rất cao.
“Hiện nay, ngành chăn nuôi có hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ, tạo hành lang pháp lý phát triển. Việt Nam là quốc gia có ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp đứng thứ nhất Đông Nam Á và thứ 2 của châu Á. Thiết bị, công nghệ áp dụng trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng hiện đại và sớm tự động hóa cao.
Tuy nhiên, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp trong nước còn phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu, nhất là thức ăn tinh chịu tác động trực tiếp từ nguyên liệu thức ăn trên thế giới. Năng lực sản xuất nhiều nguyên liệu thức ăn vẫn còn hạn chế như ngũ cốc và phụ phẩm để sản xuất một số loại thức ăn bổ sung. Bên cạnh đó doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này không nhiều, vì thị trường của chúng ta khá nhỏ và phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ thức ăn bổ sung sản xuất tại Trung Quốc, EU. Không những thế, chi phí sản xuất và thương mại thức ăn chăn nuôi còn lớn do nhiều khâu trung gian từ nhà máy đến các trang trại”, ông Thắng tâm sự.
Từ tháng 10/2020, khi giá thức ăn chăn nuôi thế giới và trong nước biến động, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ giảm mức thuế xuất thuế nhập khẩu MFN đối với lúa mỳ và ngô. Cụ thể, đối với mặt hàng lúa mỳ, giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu từ 3% xuống 0%. Đối với mặt hàng ngô, giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu từ 5% xuống 3%. Qua đó góp phần giảm chi phí trong chăn nuôi. |
Mai Chiến
Một ngôi nhà Hữu cơ được thiết kế vô cùng độc đáo nằm ở bãi biển phía Bắc Sydney (Australia)…
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Người sáng lập thương hiệu rượu vang Dry Farm Wines, ông Todd White cho biết, ông nguyện cả đời làm…
Huyền thoại của CLB Manchester United và đội tuyển Anh, David Beckham đang có một dự án nhỏ về vườn…
Ngày 9-11-2023, tại xã Tiên Long (Châu Thành), Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp Bến…
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 9, WinCommerce tổ chức chuỗi sự kiện kéo dài xuyên suốt tháng 11 tại…
Hướng đến lối sống tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ…
Tận dụng lợi thế từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương là quả Hồng vành khuyên, chị Vương…
Tháng 10 về, trên những cánh đồng ở xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, lúa bắt đầu ngả vàng. Bông…
Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…
Đây chính là tôn chỉ của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với nhiều…
Với định hướng lấy chất lượng sản phẩm làm “kim chỉ nam”, Supe Lâm Thao luôn tập trung nghiên cứu,…
Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp xanh, Nông nghiệp Hữu cơ, Nông nghiệp chính xác, Nông nghiệp thông minh, Nông…
Từ món ăn dân dã, những người dân từ tỉnh Thừa Thiên Huế vào huyện Đạ Tẻh lập nghiệp ở…
Nhiều nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, cải tạo những vùng đất…
Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…
Là “anh cả” trong làng phân bón Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm…
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…
Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…