Hai tháng đầu năm 2022 ghi nhận khối lượng và trị giá xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh, nhưng lượng gạo chất lượng cao và các sản phẩm chế biến sâu từ gạo chưa nhiều.
Việt Nam đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng gạo
Xuất khẩu gạo Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2022 ghi nhận những con số tăng trưởng mạnh mẽ, với 906 nghìn tấn và 437 triệu USD, tăng 38,6% về khối lượng và tăng 22,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN& PTNT), tính đến đầu năm 2022, Việt Nam đang đứng thứ 6 trong số các quốc gia sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới, với sản lượng trung bình khoảng 45 triệu tấn lúa/năm. Về xuất khẩu, hiện Việt Nam xuất 6 triệu tấn gạo/năm, đứng thứ 3 thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan.
Tuy nhiên, có một vấn đề “ngọc thực” Việt cần cải thiện đó là số lượng gạo hoặc các sản phẩm từ gạo cao cấp hiện còn khá ít. Hiện gạo Việt chỉ có một vài sản phẩm thực sự chất lượng như: ST24, ST25, Nàng Thơm, Chợ Đào… Lý do là bởi nhiều năm qua chúng ta chủ yếu quan tâm đến năng xuất và sản lượng lúa hơn là chất lượng, nên chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường gạo thế giới.
Để giải quyết vấn đề này, Tiến sĩ Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng việc nâng cao chất lượng lúa gạo Việt Nam nói chung và chất lượng gạo Việt Nam xuất khẩu nói riêng cần được các địa phương, doanh nghiệp triển khai đồng bộ từ quy hoạch vùng trồng, gia tăng giống lúa chất lượng cao, cho đến ứng dụng công nghệ mới trong thu hoạch, chế biến và bảo quản.
Thực tế, việc nâng cao chất lượng lúa đã được chú trọng hơn trong những năm gần đây, đặc biệt là ở vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long. Theo Cục Trồng trọt, hiện các giống lúa thơm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có tổng sản lượng khoảng 5,5 triệu tấn/năm, tương đương 3,5 triệu tấn gạo và đây chính là nguồn gạo chính để xuất khẩu tới các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản…
Các doanh nghiệp giờ đây cũng góp phần nâng cao chất lượng gạo. Ví dụ trong năm 2021, Tập đoàn Lộc Trời đã xuất khẩu được 4.170 tấn gạo chất lượng cao từ các vùng trồng chuyên canh sang EU, bao gồm cả những lô gạo đầu tiên xuất theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA). Hay Tập đoàn Tân Long đã khánh thành Nhà máy gạo Hạnh Phúc tại tỉnh An Giang. Nhà máy có quy mô lớn nhất châu Á với diện tích 161.000m2, công suất sấy đạt 4.800 tấn lúa tươi và 1.600 tấn lúa khô/ngày; tổng công suất gạo thành phẩm đạt 1.000 tấn/ngày. Lúa tươi được sấy và lưu trữ với chất lượng cao, giữ được mùi thơm, hương vị, nâng chất lượng và giá trị khi xuất khẩu.
Nhưng theo thống kê của Cục trồng trọt, tỉ lệ sử dụng giống chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay mới chỉ là 50%. Chính vì thế, để nâng tầm giá trị “ngọc thực” Việt, Cục trồng trọt đã đặt ra chỉ tiêu đến năm 2025 sẽ có 70% diện tích lúa nơi đây sử dụng giống chất lượng vào và con số này vào năm 2030 là 80%. Ngoài ra, tỉ lệ diện tích gieo trồng có liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ tăng từ 10% hiện tại lên 30% vào năm 2025 và 50% vào năm 2030.
Sẽ có ngày gạo Việt Nam khẳng định được cả chất lượng và số lượng, nhưng để làm được điều đó chúng ta cần thêm thời gian và sự chung tay của các ban, bộ, ngành từ trung ương đến địa phương và cả các doanh nghiệp, nông dân. Khi đó, “ngọc thực” Việt sẽ cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ trên thị trường gạo thế giới…
Hà Dũng
(Thọ Xuân – Thanh Hóa) Hiện huyện Thọ Xuân phát triển mạnh diện tích cây ăn quả và phần lớn…
Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…
Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…
Bộ Công Thương và Bộ NN-PTNT vừa có thông tin hướng dẫn về một số điều cần biết khi xuất…
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pháp trong tháng 1/2023 đạt 280,8 triệu USD, trong khi nguồn…
Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường, ngành Nông nghiệp Thủ đô đang nỗ lực phát…
Sau 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 6,3 tỷ USD, trong…
Năm 2022, xuất khẩu dừa của Việt Nam đạt 900 triệu USD. Để khai thác hết tiềm năng của dừa,…
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng cho biết, dự kiến mỗi tháng Công…
Cà phê là đồ uống rất quen thuộc và có nhiều tác dụng tốt, nhưng cà phê hữu cơ ngoài…
Từng công tác tại Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, nhưng chị Võ Minh Nga đã quyết…
Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…
Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, giúp nhà…
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…
Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong 5 năm qua (2018-2022), số lượng sản phẩm được…
Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…