2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã đạt 155 triệu USD, tăng 82% so với cùng kỳ năm 2021. Để đạt được con số này, các doanh nghiệp đang tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại mới như EVFTA hay CPTPP.
Khánh Hoà đứng đầu cả nước về xuất khẩu cá ngừ
Khánh Hòa chiếm 45% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của cả nước
Theo đó, trong 2 tháng đầu năm nay, ngoài thị trường Mỹ tăng mạnh tới 99% với kim ngạch 80 triệu USD thì các thị trường có FTA thế hệ mới với Việt Nam đều tăng cao. Trong đó thị trường khối CPTPP gồm Canada tăng 52%, Chile tăng 99%..., khối EVFTA như Hà Lan tăng mạnh 114%, Bỉ tăng 163%...
Đáng chú ý, xuất khẩu sang phần lớn các thị trường trong khối EU đều tăng mạnh. Tính đến hết tháng 2/2022, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU đạt gần 24 triệu USD, tăng 52% so với cùng kỳ.
Hà Lan, Đức và Bỉ hiện đang là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay. Trong đó, Hà Lan từ vị trí thứ 4 đã vươn lên là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU, chiếm 3% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ.
Khác với năm ngoái, năm nay xuất khẩu cá ngừ tươi, đông lạnh và khô của Việt Nam tăng mạnh. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu mặt hàng này trong tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ trong 2 tháng đầu năm 2022 lên tới gần 69%, đạt hơn 106 triệu USD.
Trong số các nhóm sản phẩm cá ngừ xuất khẩu, xuất khẩu các sản phẩm thịt/loin cá ngừ đông lạnh và cá ngừ chế biến khác (trong đó chủ yếu loin cá ngừ hấp đông lạnh) tăng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2021, lần lượt 146% và 108%).
Hiện có tới hơn 110 doanh nghiệp đang tham gia vào hoạt động xuất khẩu cá ngừ. Trong đó, Bidifisco, Dragon Waves, Mariso Vietnam, Tithico và Havuco là 5 doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn nhất cả nước, chiếm 39% tổng giá trị XK cá ngừ của cả nước.
Khánh Hoà tiếp tục là tỉnh dẫn đầu cả nước về xuất khẩu cá ngừ với tỷ trọng giá trị xuất khẩu chiếm 45% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Tiếp đến là Bình Định 13%, Long An 9% và Phú Yên 9%.
Theo đánh giá của các chuyên gia, xu hướng tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ sang EU sẽ còn tiếp tục trong năm nay. Do nền kinh tế các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đang tăng trưởng mạnh trở lại và đạt quy mô như cuối năm 2019, thời điểm trước khi diễn ra đại dịch Covid-19. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại các nước EU hồi phục.
Bên cạnh đó, các ưu đãi thuế quan theo thoả thuận trong Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) được khởi động lại trong những tháng đầu năm 2022 đang tạo động lực thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường này.
Dự kiến xuất khẩu cá ngừ “giảm tốc” do xung đột Nga – Ukraine
Cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine đang tác động toàn diện và sâu sắc tới thị trường cá ngừ thế giới, ảnh hướng tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các nước, trong đó có Việt Nam.
Bảng thống kê xuất khẩu cá ngừ sang Nga và Ukraine
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, tính đến hết năm 2021, Nga và Ukraine đang là 2 trong số 20 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam tính theo giá trị. Cả hai nước này đang nhập khẩu rất nhiều cá ngừ đông lạnh của Việt Nam.
Đối với thị trường Nga, thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 13 của Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này trong 10 năm qua đã tăng từ 364.000 USD năm 2012 lên hơn 14 triệu USD năm 2021, tăng gấp hơn 39 lần.
Mặc dù trong 5 năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này không ổn định nhưng đang có xu hướng tăng và phục hồi tốt sau đại dịch. Giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga năm 2021 chiếm 2% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của cả nước, tăng 58% so với năm 2020, và cao hơn cả so với năm 2019, thời điểm trước khi bùng phát đại dịch Covid-19. Và riêng trong tháng 1/2022, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này tăng 427% so với cùng kỳ.
Tại thị trường Ukraine, thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 19 của Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá ngừ đã tăng gấp 58 lần trong 10 năm, từ mức 115.000 USD năm 2012 lên 6,8 triệu USD năm 2021. Và trong 5 năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu cá ngừ tăng liên tục. Riêng năm 2021, giá trị xuất khẩu tăng 106% so với năm 2020, và tăng gấp 3 lần so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 1% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của cá nước.
Theo các doanh nghiệp, cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine nổ ra, một số đơn hàng đã gửi đi phải quay trở lại, giao dịch xuất khẩu cá ngừ sang cả 2 nước nói trên đều phải tạm dừng do rủi ro về giao dịch ngân hàng. Chuỗi cung ứng cho sản xuất và xuất nhập khẩu bị đứt gẫy. Các doanh nghiệp đang phải theo dõi tình hình để xử lý hàng tồn hoặc tìm cách xuất khẩu sang các thị trường khác.
Bên cạnh đó, Nga và Ukraine là nhà cung cấp dầu hướng dương quan trọng nhất cho thị trường toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam, do đó nếu cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine tiếp tục leo thang, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành cá ngừ.
Hiện giá của hầu hết các loại dầu thực vật đều tăng lên mức cao nhất mọi thời đại trong tháng 1/2022, trong khi các nhà chế biến cá ngừ đóng hộp đang phải đối mặt với giá dầu hướng dương tăng cao chưa từng có. Mà giá dầu hướng dương bị đẩy lên cao sẽ đẩy chi phí sản xuất cá ngừ đóng hộp/túi tăng theo.
Thị trường dầu mỏ đã chịu áp lực từ đại dịch toàn cầu và biến thể Omicron. Giá cả cũng bắt đầu tăng kể từ khi căng thẳng giữ Nga - Ukraine leo thang. Chi phí nhiên liệu tăng dự kiến sẽ đẩy giá cá ngừ nguyên liệu thô tăng do chi phí đánh bắt tăng.
Bên cạnh đó, giá cước vận chuyển đường biển vốn đã ở mức cắt cổ dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao hơn. Và hiện các hãng tàu lớn đã tuyên bố không vận chuyển đi và đến Nga, tăng chi phí vận chuyển…
Trước tình hình này, mặc dù hai thị trường không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, nhưng trước nhưng tác động nói trên dự kiến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong những tháng tới sẽ “giảm tốc”.
An Lãng
Ngày 5/12, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi Bộ Tài chính về việc tháo gỡ khó khăn đối với…
Hiện nay, nông dân vẫn rất thờ ơ, thậm chí là xa lạ khi nhắc tới bảo hiểm nông nghiệp…
Với bản tính sáng tạo, chịu thương chịu khó, không ít nông dân đã trở thành tỷ phú thứ thiệt,…
Việt Nam đã vươn lên là một trong những nước có thị phần và kim ngạch xuất khẩu lớn nhất…
Chăn nuôi là 1 trong 4 ngành có sản phẩm tạo ra giá trị lớn trong hệ thống nông nghiệp,…
Hội chợ Triển lãm nông nghiệp quốc tế AgroViet 2022 diễn ra trong 4 ngày (15 - 18/9) tại Trung…
Để tăng lượng xoài xuất khẩu sang Trung Quốc đòi hỏi các cơ sở sản xuất xoài phải tính đến…
Tại Hội nghị “Giải pháp thúc đẩy sản xuất và tăng cường quản lý chất lượng giống cá tra” do…
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu thịt và…
Gia Lai là địa phương hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi như đất đai,…
Nếu có phương pháp xử lý và tận dụng tốt chất thải chăn nuôi, có thể đáp ứng thay thế…
Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…
Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối sẽ giúp ích rất…
Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại và lưu trữ theo thời gian thực về toàn…
Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…
Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Một công ty tại Mỹ đang cung cấp nhiều giải pháp toàn diện giúp ngăn ngừa lãng phí thực phẩm…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…