Sau hơn 4 năm triển khai chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 93 sản phẩm được công nhận chất lượng 3 sao, 4 sao OCOP cấp tỉnh của 38 chủ thể trên địa bàn 8/8 huyện, thành phố, thị xã. Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đều mở rộng được thị trường, hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước, ngày càng được đông đảo người tiêu dùng tin dùng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau một số sản phẩm sau khi được công nhận chất lượng OCOP không có chuyển biến về chất lượng cũng như thị trường tiêu thụ.
Theo ông Đặng Công Hưởng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, ngay từ khi bắt tay vào triển khai thực hiện chương trình OCOP, tỉnh tập trung chỉ đạo các sở, ngành liên quan tham mưu xây dựng, ban hành các cơ chế hỗ trợ để phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ và du lịch có lợi thế tại các địa phương. Theo đó, tỉnh hỗ trợ 30% kinh phí mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, sản phẩm OCOP và ngành nghề nông thôn; hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng và mua thiết bị kho lạnh, thiết bị chuyên dùng cho siêu thị, cửa hàng tiện lợi; hỗ trợ 100% kinh phí lần đầu mua tem phục vụ truy xuất nguồn gốc (quy định mức hỗ trợ cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân). Các tổ chức, cá nhân sản xuất có sản phẩm được cấp có thẩm quyền phê duyệt tham gia Chương trình OCOP sẽ được hỗ trợ 50% chi phí tư vấn sản phẩm; trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu.
Kẹo lạc Trang Toàn (thành phố Từ Sơn) được công nhận chất lượng OCOP cấp tỉnh và tiêu thụ rộng rãi trong, ngoài tỉnh.
Đến nay, toàn tỉnh có 93 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó 59 sản phẩm đạt 4 sao và 34 sản phẩm đạt 3 sao của 38 chủ thể. Các sản phẩm OCOP chủ yếu thuộc nhóm thực phẩm, đồ uống, sản phẩm lưu niệm và trang trí. Tiêu biểu như các sản phẩm: Nem 99 Kinh Bắc của Công ty TNHH Thương mại và Chế biến thực phẩm Nem 99 Kinh Bắc; Mắm tép chưng thịt cửa Công ty TNHH PTK Việt Nam…Tuy nhiên, vẫn còn không ít các sản phẩm sau khi được công nhận chất lượng 3 sao, 4 sao sản phẩm OCOP cấp tỉnh không có sự tăng trưởng về sản lượng, chất lượng cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ. Nguyên nhân chủ yếu do dịch COVID-19 dẫn đến nhu cầu thị trường tiêu thụ giảm; hoạt động dịch vụ, du lịch bị gián đoạn. Bên cạnh nguyên nhân khách quan nêu trên, cũng có nguyên nhân chủ quan một số chủ thể sau khi có sản phẩm đạt chất lượng OCOP đã tự hài lòng với kết quả đạt được, không có sự bứt phá, đổi mới để theo kịp xu hướng thị trường, chưa quan tâm phát triển vùng nguyên liệu, liên kết sản xuất như cam kết trong hồ sơ đăng ký, dẫn đến giá trị sản phẩm sụt giảm, mất lợi thế cạnh tranh. Một số chủ thể chưa chủ động trong các hoạt động xúc tiến thương mại, chưa đa dạng kênh bán hàng, tiếp thị sản phẩm, đặc biệt là áp dụng thương mại điện tử. Một số chủ thể chưa tâm huyết, chưa chủ động xây dựng nâng tầm thương hiệu, có dấu hiệu “hụt hơi” khi tham gia các thị trường mới…
Với vai trò cơ quan thường trực thực hiện chương trình, Chi cục Phát triển nông thôn tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chiến lược, giải pháp thực hiện bám sát thực tiễn để sản phẩm OCOP thực sự có chỗ đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước. Theo đó, ngành Nông nghiệp phối hợp các địa phương, đơn vị liên quan đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, thường xuyên tổ chức hội thảo, hội nghị, tham quan, học tập kinh nghiệm để chia sẻ thông tin, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia sản phẩm OCOP hiểu rõ nội dung, ý nghĩa, lợi ích khi tham gia Chương trình OCOP. Xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP dựa trên cơ sở quy hoạch chung tỉnh về phát triển nông nghiệp, như: Vùng trồng Khoai tây tại huyện Quế Võ, vùng trồng Cà rốt tại các huyện: Gia Bình, Lương Tài,… theo hướng sản xuất an toàn, hữu cơ, tạo cơ hội thu hút các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm OCOP, hình thành các chuỗi giá trị. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, chuyển đổi loại hình hoạt động của các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP từ cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác sang thành lập doanh nghiệp, HTX. Từng bước chuẩn hóa sản phẩm theo chu trình OCOP thường niên. Tiếp tục tham mưu tỉnh có những chính sách đặc thù phát triển các sản phẩm OCOP gắn với du lịch cộng đồng, vừa gìn giữ, phát huy các nét đẹp văn hóa truyền thống vừa tạo sức bật cho các sản phẩm OCOP vươn xa.
Mục tiêu năm 2023, ngành Nông nghiệp phối hợp các ngành, địa phương, đơn vị tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp các sản phẩm OCOP được công nhận, công nhận ít nhất 50 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, xây dựng thí điểm 3 mô hình OCOP du lịch cộng đồng gắn với hình thành phát triển chuỗi sản phẩm OCOP. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP vào các dịp lễ hội của tỉnh, của quốc gia; xúc tiến các sản phẩm OCOP vào các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch, sàn thương mại điện tử, tham gia hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh.
Theo Báo Bắc Ninh Online
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…
UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, GAP mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp duy trì hệ…
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà…
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh…
Sau rất nhiều thất bại trong việc theo đuổi giấc mơ làm nông nghiệp sạch, anh nông dân Tô Linh…
Mô hình “canh tác lúa sử dụng phân bón hữu cơ từ rơm” đã và đang được Sở Nông nghiệp…
Thời gian qua, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) triển khai thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng chuỗi liên…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…