Chiều ngày 8/11, Liên minh HTX Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới”.
5 lý luận thực tiễn
Phát biểu tại Hội nghị, ông Bùi Trường Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết, quan điểm, chủ trương về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân được thể hiện thống nhất và xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng.
Tại Hội nghị, ông Bùi Trường Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương đã đưa ra 5 vấn đề lý luận thực tiễn. Ảnh: Mai Chiến
Trong đó, phát triển kinh tế tập thể (KTTT) đóng vai trò quan trọng trong việc cơ cấu lại sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, nâng cao thu nhập và đời sống cho người nông dân theo đúng mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Theo ông Giang, trong hơn 20 năm qua (2002 - 2022), Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18/3/2002, của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT.
Nghị quyết đã được tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu rộng trong Đảng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân. Các quan điểm mới của Nghị quyết đã được thể chế hóa thành pháp luật, cơ chế, chính sách, đã tạo khung khổ, môi trường thể chế thuận lợi cho KTTT phát triển…
Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, tình hình hoạt động, phát triển KTTT đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế, yếu kém của mô hình Hợp tác xã (HTX) kiểu cũ, dù công cuộc đổi mới diễn ra đã hơn 35 năm, vẫn chưa được khắc phục triệt để. Kinh tế tập thể phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước.
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với HTX hiệu quả còn thấp, chưa đồng bộ, chưa nhất quán, chưa toàn diện, chậm triển khai thực hiện, chưa có tính khả thi cao và chưa tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển…
“Một số mục tiêu mà Nghị quyết số 13/NQ-TW Trung ương đề ra là đưa KTTT thoát khỏi tình trạng yếu kém, đạt tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, có tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP của nền kinh tế đến nay vẫn chưa thực hiện được. Kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước chưa thực sự trở thành nền tảng của nền kinh tế, chưa thể hiện rõ vai trò, phương thức, con đường đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn”, ông Giang nói.
Ông Giang đưa ra 5 vấn đề lý luận thực tiễn. Một là, chưa tạo bước chuyển biến căn bản trong nhận thức và tư duy lý luận về KTTT, còn có những điểm chưa thống nhất, nội dung chưa rõ, chưa thấy được tính quy luật chung và tính đặc thù của sự hình thành, phát triển KTTT ở nước ta trong thời kỳ mới.
Hai là, các điều kiện cần và đủ để phát triển KTTT, kinh tế HTX kiểu mới bền vững, hiệu quả chưa được bảo đảm đồng bộ.
Ba là, môi trường thể chế, chính sách chưa đủ mạnh, chưa mang tính đột phá để thúc đẩy phát triển KTTT; chính sách hỗ trợ, ưu đãi về phát triển HTX được ban hành nhiều nhưng tính khả thi thấp, thiếu nguồn lực triển khai, hiệu lực thi hành thấp, tổ chức thực hiện thiếu đồng bộ.
Bốn là, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, công tác quản lý nhà nước các cấp về KTTT, mà nòng cốt là HTX chưa thực sự thường xuyên, thiếu tập trung, thống nhất; chưa phát huy đầy đủ, hiệu quả vị trí, vai trò của hệ thống chính trị, nhất là hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội, Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trong thúc đẩy phong trào HTX, phát triển KTTT, kinh tế hợp tác.
Năm là, tự thân các HTX chưa phát huy đầy đủ, hiệu quả bản chất, vị trí, vai trò liên kết hợp tác giữa các thành viên, liên kết với các đối tác, doanh nghiệp, với các thành phần, khu vực kinh tế khác, lợi ích kinh tế trực tiếp mang lại cho thành viên chưa nhiều; năng lực quản trị, khả năng huy động các nguồn lực, tiếp cận và vận dụng chính sách hỗ trợ phát triển HTX chưa đáp ứng yêu cầu.
Vai trò của báo chí
Theo ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, từ khi Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị Trung ương 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể ra đời, KTTT, HTX đã có được sự định hướng đúng đắn, tạo nhận thức thống nhất trong các cấp chính quyền, tạo hành lang pháp lý, xây dựng môi trường, cơ chế, chính sách thuận lợi hơn cho phát triển...
Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Mai Chiến
Xuyên suốt quá trình phát triển này, báo chí đã trở thành công cụ, phương tiện sắc bén đưa nghị quyết, cơ chế, chính sách về kinh tế tập thể từ Đảng, Chính phủ đến với các tầng lớp nhân dân, giúp người dân hiểu, ủng hộ và đoàn kết thực hiện nghị quyết có hiệu quả.
“Trong 20 năm qua, nhờ hàng trăm ngàn tin, bài phản ánh, phân tích, chương trình phát thanh, truyền hình từ các cơ quan báo chí, tạp chí nên các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết 13, cũng như các chủ trương, chính sách về KTTT đã được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi. Nhận thức xã hội được nâng cao, nhiều bất cập được báo chí nhận diện, nhiều khó khăn được báo chí góp phần tham mưu tháo gỡ”, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam thông tin.
Người đứng đầu Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, nhiệm vụ chủ yếu đầu tiên mà báo chí góp phần thực hiện hiệu quả là tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tập thể trong các cơ quan quản lý, đồng thời thay đổi, nâng cao nhận thức của nhân dân, tạo sự thống nhất về quan điểm và hành động trong toàn Đảng, toàn dân về bản chất, vai trò quan trọng của kinh tế tập thể, hợp tác xã trong xây dựng và phát triển đất nước…
Báo chí đã trở thành một trong những kênh thông tin hữu hiệu nhất hiện nay trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, là cầu nối giữa HTX, doanh nghiệp và người tiêu dùng, giúp người dân – HTX – doanh nghiệp tìm đến với nhau, qua đó triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả thông qua việc giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra.
“Nhờ thông tin báo chí, nhiều HTX đã bước đầu tận dụng được EVFTA và các FTA khác, mở ra con đường đưa sản phẩm Việt Nam đến EU và nhiều thị trường quan trọng của thế giới”, ông Minh khẳng định.
Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam cho biết thêm, không dừng lại ở việc tuyên truyền chủ trương, chính sách, nhiều khó khăn, vướng mắc của khu vực KTTT, HTX được báo chí đi sâu, phản ánh trung thực, đồng thời đề xuất giải pháp tháo gỡ.
Ông Minh nhấn mạnh: “Với tinh thần xây dựng, báo chí không chỉ tuyên truyền chủ trương đúng đắn của KTTT, phản ánh bất cập trong thực thi chính sách, mà còn lên tiếng đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc, phủ nhận, đòi xóa bỏ mô hình KTTT của các phần tử cơ hội chính trị, thế lực thù địch. Từ đó, vai trò của KTTT được đánh giá đúng hơn, đầy đủ hơn, nhiều mô hình HTX mới ra đời, khu vực KTTT ngày càng được nâng cao về quy mô và chất lượng”.
Cả nước thành lập mới là 2.187 HTX
Liên minh HTX Việt Nam cho biết, năm 2022, cả nước thành lập mới là 2.187 HTX; trong đó, 1.723 HTX nông nghiệp, chiếm 78,8%; 464 HTX phi nông nghiệp, chiếm 21,2%). Cả nước giải thể 281 HTX yếu kém (222 HTX nông nghiệp, chiếm 79%; 59 HTX phi nông nghiệp, chiếm 21%).
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Mai Chiến
Đến hết năm 2022, ước cả nước có 29.021 HTX (19.384 HTX nông nghiệp, chiếm 66,8%; 8.456 HTX phi nông nghiệp, chiếm 29,1%; 1.181 Quỹ tín dụng nhân dân, chiếm 4,1%). Trong đó, Đồng bằng sông Hồng 7.199 HTX (chiếm 24,8%), Đông Bắc 5.201 HTX (17,9%), Bắc Trung bộ 4.279 HTX (14,7%), Đồng bằng sông Cửu Long 3.397 HTX (11,7%), Tây Bắc 3.086 HTX (10,6%), Đông Nam Bộ 2.278 HTX (7,8%), Tây Nguyên 1.956 HTX (6,7%), Duyên hải miền Trung 1.625 HTX (5,6%).
“Các HTX thu hút 6,94 triệu thành viên là hộ gia đình, chủ yếu ở địa bàn nông thôn, tăng 22.466 thành viên so với năm 2021 và 2,6 triệu lao động, tăng 71.000 lao động so với năm 2021. Tổng số vốn điều lệ đạt 54,15 nghìn tỷ đồng, bình quân 1,86 tỷ đồng/HTX; tổng giá trị tài sản đạt 187,75 nghìn tỷ đồng, bình quân 6,5 tỷ đồng/HTX, tăng 8,7% so với năm 2021”, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam thông tin.
Về tổ hợp tác (THT), năm 2022 cả nước thành lập mới 3.531 THT; các thành viên THT liên kết, hỗ trợ nhau sản xuất, kinh doanh. Dự kiến đến hết năm 2022, ước cả nước có 123.241 THT; trong đó 73.204 THT nông nghiệp (chiếm 59,4%) và 50.037 THT phi nông nghiệp (chiếm 40,6%).
Các vùng có THT chiếm tỷ trọng lớn như Bắc Trung Bộ 19.311 THT, Tây Bắc 17.920 THT, Đồng bằng sông Cửu Long 19.461 THT. Các THT thu hút 1,8 triệu thành viên là hộ gia đình (bình quân 15 thành viên/THT); doanh thu bình quân của 01 THT là 294,8 triệu đồng/năm.
Về liên hiệp hợp tác xã (LHHTX): năm 2022, cả nước thành lập mới 17 LHHTX, đều có phương án sản xuất, kinh doanh, liên kết chuỗi giá trị giữa các HTX, doanh nghiệp (chủ yếu là tiêu thụ sản phẩm).
Đến hết năm 2022, cả nước có 125 LHHTX; vùng có nhiều LHHTX như Đồng bằng sông Hồng 36 LHHTX, Đông Bắc 18 LHHTX, Tây Nguyên 17 LHHTX; các LHHTX thu hút 750 thành viên (bình quân 6 HTX/LHHTX), tạo việc làm cho 39.750 lao động (bình quân 318 lao động/LHHTX); doanh thu bình quân của 1 LHHTX là 258 tỷ đồng/năm, lãi bình quân 8,9 tỷ đồng/năm.
Một số LHHTX có quy mô lớn như: LHHTX thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Coop) doanh thu 32.000 tỷ đồng/năm, LHHTX nông sản an toàn tỉnh Sơn La, LHHTX dịch vụ - nông nghiệp - tổng hợp Đồng Nai (Dona Coop), LHHTX Artemia Vĩnh Châu, LHHTX chế biến - xuất khẩu thanh long Bình Thuận...
Liên minh HTX Việt Nam đặt mục tiêu trong thời gian tới thành lập mới ít nhất 3.000 THT, 2.000 HTX, 20 LHHTX; tổng số HTX hoạt động hiệu quả trên 60%; tỷ trọng HTX liên kết chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị đạt ít nhất 25% tổng số HTX; thu nhập bình quân của người lao động trong HTX tăng từ 10% trở lên so với năm 2022.
Mai Chiến
Trong không khí đầu năm mọi người cùng vui vẻ du xuân, nhiều khách du lịch lựa chọn trải nghiệm…
Lõi ngô là một phế phẩm nông nghiệp trước kia thường bị vứt đi hoặc cho bò ăn, nhưng giờ…
Phú Thọ - Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Cẩm Khê phát huy lợi thế đã…
Thái Nguyên - Sáng 1-2, tại Nhà văn hóa xóm La Đuốc, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, 2000 cây…
Với mong muốn gửi trao tới khách hàng may mắn, tài lộc trong năm mới, Ngân hàng TMCP Kiên Long…
Nhiếp ảnh gia Kinh Quốc đã ghi lại Hồ Gươm lung linh đêm hội. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc tỏa…
Với nhiều góc máy độc đáo, nhiếp ảnh gia Hồng Vĩnh đã đưa người xem tới nhiều cung bậc cảm…
Vĩnh Phúc – Người dân ở phường Tiền Châu, thành phốPhúc Yên có thu nhập ổn định hơn nhờ bán…
Hà Nội - Những ngày này, người dân làng hoa Tây Tựu đang tất bật chăm sóc các loại hoa,…
Cả một năm công sức vun trồng trông chờ vào dịp Tết của những người nông dân trồng hoa có…
Đó là lời khuyên của các chuyên gia để phân bón hữu cơ có thêm nhiều cơ hội phát triển…
Hà Nội đang phấn đấu trở thành hình mẫu của cả nước về phát triển nông nghiệp gắn với đô…
Bắc Kạn - Mô hình xây dựng, cải tạo hệ thống chuồng trại trong chăn nuôi, sử dụng ủ phân…
Trong không khí đầu năm mọi người cùng vui vẻ du xuân, nhiều khách du lịch lựa chọn trải nghiệm…
Liên minh châu Âu vừa công bố các đề xuất nhằm làm giảm "sự suy giảm đáng báo động" về…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, qua lần kiểm tra thứ 3, Ủy ban châu Âu…
Đà Nẵng - Giá rau xanh tại Đà Nẵng tăng cao do hụt nguồn cung tại địa phương. Ngay sau Tết,…
Lõi ngô là một phế phẩm nông nghiệp trước kia thường bị vứt đi hoặc cho bò ăn, nhưng giờ…
Sau những động thái về mở cửa các cửa khẩu tại vùng biên cùng với đó Trung Quốc hiện là…
Từ ngày 1/2 đến 3/2, thời tiết ấm hơn giúp ngư dân Quảng Trị, Quảng Ngãi đi chuyến biển đầu…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…