10:03 01/03/22 Print

Bình Phước: Công nghệ cao là “chìa khóa” để nông nghiệp bay cao

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đang giúp Bình Phước chuyển mình và đây chính là nền tảng để nông nghiệp Bình Phước phát triển hiệu quả, bền vững.

Bình Phước đang ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Với thế mạnh đất nông nghiệp chiếm trên 64% diện tích cả tỉnh, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 25% cơ cấu kinh tế, Bình Phước là tỉnh có lợi thế phát triển nông nghiệp. Chính vì thế, trong “Tầm nhìn chiến lược phát triển tỉnh Bình Phước đến năm 2030, tầm nhìn 2050” đã xác định công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ là 3 lĩnh vực ưu tiên phát triển, tạo đà vững chắc để hiện thực hóa khát vọng đưa Bình Phước bứt phá vươn lên mạnh mẽ.

Còn trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 xác định rõ, để Bình Phước cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, một trong những nhiệm vụ quan trọng là cơ cấu lại nền kinh tế, lựa chọn ngành, lĩnh vực trọng tâm để phát triển cả về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Đối với ngành nông nghiệp, thực hiện việc phát triển gắn với phát triển nông thôn; kết nối nông thôn với đô thị; gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; sản xuất với bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ…

Để phát triển nền nông nghiệp, hiện Bình Phước rất chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao vào sản xuất. Nhờ đó, Bình Phước đã gặt hái được những thành quả rất đáng khích lệ.

Theo thống kê, sau 25 năm tái lập tỉnh, Bình Phước đã tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp lên hơn 30 lần (từ 1.000 tỉ lên 30.000 tỉ). Việc ứng dụng khoa học, kĩ thuật vào sản xuất đã góp phần tăng năng suất các loại cây trồng thế mạnh của tỉnh, giúp thay đổi tập quán canh tác, tăng hiệu quả kinh tế, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của nông dân. 

Trong lĩnh vực trồng trọt, các loại cây công nghiệp như cao su, tiêu, điều tăng từ 2-4 lần cả về diện tích lẫn sản lượng và chất lượng. Đặc biệt, diện tích cây ăn trái tăng hơn 10 lần với tổng 12.062 ha, cho sản lượng 73.518 tấn, tăng 13,4 lần so với năm đầu tái lập tỉnh. Trong lĩnh vực chăn nuôi, toàn ngành đã và đang phát triển chăn nuôi công nghiệp gắn với chuỗi giá trị cả về quy mô lẫn tổ chức sản xuất. Tổng đàn heo năm 2021 đạt 1,264 triệu con, tăng 12,3 lần so với năm 1997. Trong đó, nuôi heo trang trại chiếm 92% tổng đàn với 349 trang trại, trong đó trang trại chuồng lạnh chiếm 61%. Chăn nuôi trang trại gia cầm chiếm 57% tổng đàn, với 87 trang trại, trong đó có 51 trại lạnh, chiếm 59%...       

Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước cho biết: “Có được thành quả đó, phần lớn là nhờ ứng dụng thành công các tiến bộ KH&CN, các đề tài, dự án. Cái lợi ích của ứng dụng KH&CN trong nông nghiệp là làm giảm công lao động, chi phí và tăng năng suất, giá trị nông sản. Thời gian qua, rất nhiều mô hình trong chăn nuôi, trồng trọt đã được chuyển giao cho nông dân ứng dụng”.

Còn ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước khẳng định: “Ngành nông nghiệp của tỉnh đã xác định hướng đi hiệu quả, bền vững, dựa trên trụ cột nông nghiệp công nghệ cao. Chúng tôi đang tham mưu xây dựng một số đề án, chương trình, nếu được phê duyệt, triển khai sẽ tạo cho ngành nông nghiệp có sự đột phá rất lớn. Đó là tiếp tục tái cơ cấu toàn diện ngành nông nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn 2030; tiếp tục sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao gắn với xây dựng thương hiệu, hướng đến xuất khẩu; tiếp tục phát triển các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, nếu có điều kiện xây dựng vùng an toàn sinh học; phát triển các hệ thống thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch”.

Công nghệ cao đem lại rất nhiều lợi ích cho sản xuất nông nghiệp

Hiện Bình Phước đã và đang áp dụng, mở rộng các công nghệ cao như: công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… vào sản xuất nông nghiệp, qua đó giúp giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh tăng từ 40-50 lần so với các mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống. Ngoài ra, Bình Phước cũng xây dựng được nhiều vùng, cây trồng được canh tác theo chuẩn VietGap, GlobalGap; nhiều sản phẩm xuất khẩu đáp ứng tiêu chí của các thị trường khó tính nhất, hứa hẹn mang lại diện mạo mới - giá trị mới cho nông nghiệp.

Nền nông nghiệp Bình Phước đang thay đổi diện mạo nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Khoa học công nghệ giúp nông dân giảm sức lao động, tăng năng suất cây trồng – vật nuôi, tăng lợi nhuận sau thu hoạch, giảm chi phí đầu vào… Quá nhiều lợi ích nhờ ứng dụng những công nghệ tiên tiến và đó chính là cơ sở để nông nghiệp Bình Phước tự tin sẽ sớm “hóa rồng”…

Hà Dũng

 

 

 

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Bình Phước: Công nghệ cao là “chìa khóa” để nông nghiệp bay cao

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Thu nhập tiền tỷ nhờ trồng rau má hướng theo hữu cơ tại xã Yên Thắng

Thu nhập tiền tỷ nhờ trồng rau má hướng theo hữu cơ tại xã Yên Thắng

Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…

Phát triển nông nghiệp đô thị bằng quy hoạch vùng trồng quy mô lớn

Phát triển nông nghiệp đô thị bằng quy hoạch vùng trồng quy mô lớn

(Hà Nội) – Để phát triển nông nghiệp đô thị, Thủ đô đang đẩy mạnh quy hoạch vùng trồng quy…

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nuôi tôm sinh học siêu thâm canh mang lại giá trị lớn cho người dân

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nuôi tôm sinh học siêu thâm canh mang lại giá trị lớn cho người dân

Sự phát triển của các mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong thời gian qua đã hình thành các…

Trung Quốc mở Tour du lịch tới Việt Nam: Cơ hội du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp của Cần Thơ

Trung Quốc mở Tour du lịch tới Việt Nam: Cơ hội du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp của Cần Thơ

Huyện Phong Ðiền có hơn 8.500ha vườn cây ăn trái, chiếm đến 1/3 diện tích vườn cây ăn trái của…

Sơn La: Cần mở “nút thắt” để thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh, nông thôn bền vững

Sơn La: Cần mở “nút thắt” để thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh, nông thôn bền vững

Để Nghị quyết số 128/NQ-HĐND ngày 28/2/2020 của HĐND tỉnh Sơn La đi vào cuộc sống, tỉnh này vẫn còn…

Công nghệ cao giúp tăng năng suất, chất lượng ở vựa chuối lớn nhất cả nước

Công nghệ cao giúp tăng năng suất, chất lượng ở vựa chuối lớn nhất cả nước

(Đồng Nai) – Với diện tích trồng chuối xuất khẩu đứng đầu cả nước, Đồng Nai hiện còn triển khai…

Chăn nuôi bò sữa theo chuỗi khép kín hiện đại, hướng phát triển kinh tế mới ở vùng nông thôn Lập Thạch

Chăn nuôi bò sữa theo chuỗi khép kín hiện đại, hướng phát triển kinh tế mới ở vùng nông thôn Lập Thạch

Mô hình chăn nuôi bò sữa theo chuỗi liên kết, khép kín đang là hướng phát triển kinh tế mới…

Hà Nội: Nông nghiệp cần có hướng đi riêng để tạo giá trị về kinh tế

Hà Nội: Nông nghiệp cần có hướng đi riêng để tạo giá trị về kinh tế

Hà Nội đang phấn đấu trở thành hình mẫu của cả nước về phát triển nông nghiệp gắn với đô…

Hà Nội tích cực mở rộng sản xuất nông nghiệp xanh

Hà Nội tích cực mở rộng sản xuất nông nghiệp xanh

Hà Nội – Thời gian qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn TP. Hà Nội đang phát…

Hà Nội tái đàn chăn nuôi sau Tết Nguyên đán theo vùng, ứng dụng công nghệ cao

Hà Nội tái đàn chăn nuôi sau Tết Nguyên đán theo vùng, ứng dụng công nghệ cao

Ngay sau Tết Nguyên đán, nhiều nông hộ, hợp tác xã trên địa bàn Hà Nội đã bắt tay vào…

Tin mới cập nhật

Tận dụng tốt chất thải chăn nuôi có thể thay thế 70% lượng phân hóa học

Tận dụng tốt chất thải chăn nuôi có thể thay thế 70% lượng phân hóa học

Nếu có phương pháp xử lý và tận dụng tốt chất thải chăn nuôi, có thể đáp ứng thay thế…

Xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới, nhưng Việt Nam mới khai thác được 40-50% tiềm năng

Xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới, nhưng Việt Nam mới khai thác được 40-50% tiềm năng

Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…

Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại: Chìa khoá để đáp ứng các yêu cầu của thị trường khó tính

Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại: Chìa khoá để đáp ứng các yêu cầu của thị trường khó tính

Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối sẽ giúp ích rất…

Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại người tiêu dùng có thể kiểm chứng

Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại người tiêu dùng có thể kiểm chứng

Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại và lưu trữ theo thời gian thực về toàn…

Tối ưu hóa sử dụng phân bón, dùng phân hữu cơ sẽ giúp EU giảm sự phụ thuộc vào khí đốt

Tối ưu hóa sử dụng phân bón, dùng phân hữu cơ sẽ giúp EU giảm sự phụ thuộc vào khí đốt

Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…

Thu nhập tiền tỷ nhờ trồng rau má hướng theo hữu cơ tại xã Yên Thắng

Thu nhập tiền tỷ nhờ trồng rau má hướng theo hữu cơ tại xã Yên Thắng

Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…

Hà Nội đặt chất lượng sản phẩm OCOP lên hàng đầu, không chạy theo số lượng

Hà Nội đặt chất lượng sản phẩm OCOP lên hàng đầu, không chạy theo số lượng

Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…

Chuyến công tác đặc biệt của Chủ tịch Hà Phúc Mịch tại TP. Hồ Chí Minh

Chuyến công tác đặc biệt của Chủ tịch Hà Phúc Mịch tại TP. Hồ Chí Minh

TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…

100 triệu tấn thực phẩm bị lãng phí mỗi năm, người Mỹ quyết bảo vệ giá trị của ‘nguồn sống’

100 triệu tấn thực phẩm bị lãng phí mỗi năm, người Mỹ quyết bảo vệ giá trị của ‘nguồn sống’

Một công ty tại Mỹ đang cung cấp nhiều giải pháp toàn diện giúp ngăn ngừa lãng phí thực phẩm…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…