CBO - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống địa phương. Thông qua chương trình hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, từ đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Do đó, tỉnh đã và đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm OCOP.
Sản phẩm gạo nếp Hương Bảo Lạc của Doanh nghiệp tư nhân 668 Bảo Lâm, thị trấn Bảo Lạc (Bảo Lạc) được người tiêu dùng ưa chuộng.
NHIỀU LỢI THẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN
Chương trình OCOP tạo sức lan tỏa, thu hút sự tham gia và phát huy của các chủ thể kinh tế trong việc nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm theo nhu cầu thị trường và tái cơ cấu kinh tế theo hướng liên kết. Các sản phẩm có nhiều chuyển biến tích cực về chất lượng và bao bì nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các địa phương đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, góp phần làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân từ nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao; từ kinh tế hộ đơn lẻ sang mô hình hợp tác xã (HTX) liên kết theo chuỗi giá trị ngành hàng.
Toàn tỉnh hiện có 5 làng nghề hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, 149 HTX và 1 liên hiệp HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp… Đây là những lợi thế để các tổ chức, cá nhân sản xuất những sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế tham gia Chương trình OCOP, tạo nên những sản phẩm có giá trị, sức cạnh tranh trên thị trường.
Hiện nay, nhiều sản phẩm đã có mặt tại một số chuỗi siêu thị và đại lý, cửa hàng bán lẻ tại thị trường trong và ngoài tỉnh, các sản phẩm có năng lực sản xuất lớn, tiêu thụ ổn định như: sản phẩm lạp sườn, thịt xông khói của HTX Tâm Hòa; sản phẩm miến dong Tân Việt Á của HTX nông sản Tân Việt Á; các sản phẩm bún khô của HTX Ba sạch Hưng Đạo; sản phẩm thạch đen Lê Thùy của hộ kinh doanh Nông Thị Lệ Thùy; sản phẩm gạo nếp Hương Bảo Lạc của Doanh nghiệp tư nhân 668 Bảo Lâm; sản phẩm bún khô Cao Tuyền của Công ty TNHH Cao Tuyền… Ngoài ra, một số sản phẩm hướng tới thị trường xuất khẩu như: sản phẩm hồng trà, lục trà của Công ty TNHH Kolia được xuất khẩu sang các nước: Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Australia; sản phẩm chiếu trúc, chiếu trúc hoạt hóa của Công ty TNHH một thành viên 668 được xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), góp phần nâng cao thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Các cấp, ngành, địa phương tập trung hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm tham gia Chương trình OCOP bằng những giải pháp cụ thể: Định hướng tư vấn nâng cấp, hoàn thiện các sản phẩm theo hướng chuẩn hóa chất lượng; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng; hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm… Trên cơ sở đó, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX tập trung đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, các quy định an toàn thực phẩm và môi trường.
Đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 97 sản phẩm OCOP (9 sản phẩm đạt OCOP 4 sao và 88 sản phẩm đạt OCOP 3 sao) thuộc 5 nhóm sản phẩm, gồm: 77 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, 10 sản phẩm thuộc nhóm đồ uống, 3 sản phẩm thuộc nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu, 4 sản phẩm thuộc nhóm thủ công mỹ nghệ, 3 sản phẩm thuộc nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch. Có 67 chủ thể thực hiện (22 HTX, 1 tổ hợp tác, 14 doanh nghiệp và 30 hộ sản xuất, kinh doanh).
GIỮ THƯƠNG HIỆU VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm trở lên được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn hạng 3 sao trở lên. Tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tích cực hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể thực hiện tốt nội dung, hoạt động của chương trình; phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo trong xây dựng sản phẩm OCOP; tập trung hoàn thiện, nâng cấp những sản phẩm có thế mạnh của từng địa phương và phát triển các sản phẩm đăng ký mới.
Để nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP, tỉnh tập trung quảng bá, tiếp thị sản phẩm bằng nhiều hình thức như: tăng cường tuyên truyền thông qua các loại hình truyền thông để làm rõ mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của Chương trình OCOP về phát huy nội lực (trí tuệ, sự sáng tạo, lao động, nguyên liệu và văn hóa địa phương…); tổ chức các lớp tập huấn gắn với thực hiện chu trình OCOP cho các chủ thể OCOP, chú trọng các yêu cầu về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, xây dựng vùng nguyên liệu, kỹ năng về thiết kế bao bì, mẫu mã sản phẩm, đăng ký sở hữu trí tuệ, truy suất nguồn gốc sản phẩm…, phù hợp với nhu cầu thị trường; nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cho các chủ thể về việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng, giá trị và thương hiệu của sản phẩm OCOP.
Hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới dựa trên ứng dụng công nghệ sơ chế, chế biến quy mô nhỏ và vừa, trong đó ưu tiên sản phẩm chế biến, chế biến sâu từ sản phẩm đặc sản, nguyên liệu địa phương, sản phẩm làng nghề, sản phẩm gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống. Hướng dẫn các chủ thể OCOP về bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận) cho sản phẩm OCOP. Tổ chức triển khai các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo về phát triển sản phẩm OCOP gắn với đổi mới công nghệ, thiết kế bao bì sản phẩm cho thanh niên, phụ nữ và người dân nông thôn.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hoạt động tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đặc sắc thường niên gắn với văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia, cấp vùng, địa phương và quốc tế; thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với thị trường du lịch trọng điểm. Nhân rộng mô hình điểm bán hàng OCOP; thử nghiệm mô hình tuyến phố OCOP. Xây dựng hệ thống phân phối phù hợp, từng bước thiết lập hệ thống giới thiệu, bán sản phẩm OCOP riêng và đặc trưng gắn với các sản phẩm quà tặng, quà biếu, sản phẩm đặc sản địa phương. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị sử dụng sản phẩm OCOP của tỉnh làm quà tặng, quà biếu trong các hoạt động giao lưu, đối ngoại. Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến, bán hàng tương tác trực tiếp, đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa phương.
Theo Báo Cao Bằng Online
Người tiêu dùng EU ngày càng quan tâm, chú trọng đến cách sản xuất sản phẩm có ảnh hưởng đến…
Nhiều hợp tác xã ở Hải Dương đã và đang bắt kịp xu hướng tiêu dùng xanh bằng việc thay…
Trong trồng trọt, kinh tế tuần hoàn không còn các khái niệm “kết thúc vòng đời” mà thay thế bằng…
Sản xuất và tiêu dùng xanh - bền vững là một trong những xu hướng tất yếu không chỉ ở…
Không biết từ bao giờ, người Na Hang (Tuyên Quang) lưu truyền câu: “Mận Hồng Thái, gái Thượng Lâm”. Câu…
Chiều 14/09, Trong khuôn khổ Hội chợ AgroViet 2023, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp…
Sản xuất chè hữu cơ và áp dụng quy trình sản xuất sạch, Công ty cổ phần chè Chiềng Đi,…
Mới đây, Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi, trùn quế…
Mô hình trồng lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi, cáy ở thôn 8, xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà…
Hải Dương tiếp tục duy trì và mở rộng vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, tiêu…
Với mục tiêu nâng cao giá trị cho sản phẩm cam sành của địa phương bằng việc chế biến sâu…
Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng…
Một nhà máy phân bón Hữu cơ sẽ được xây dựng với kinh phí 20 triệu USD tại thành phố…
L'amant Café, thương hiệu cà phê hữu cơ hàng đầu của Việt Nam vừa ký Biên bản ghi nhớ với…
Sri Lanka vừa có một bước tiến quan trọng để bảo vệ uy tín các sản phẩm Hữu cơ trong…
Vinamilk liên tục góp mặt trong danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và bảng xếp…
Sản xuất rau, củ quả sạch (an toàn, VietGAP, hữu cơ…) đang được các địa phương quan tâm thực hiện…
Sáng 28-9, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội phối hợp với UBND quận…
Giai đoạn 2018-2023, sản lượng nông sản toàn tỉnh Sơn La đạt khoảng 12 triệu tấn, Hội Nông dân tỉnh…
Dưới thời của Tổng thống Joe Biden, Hoa Kỳ đang nỗ lực chuyển đổi hệ thống thực phẩm với trọng…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…