11:09 02/09/23 Print

Cơ hội tăng trưởng xanh cho đồng bằng sông Cửu Long

Trong bối cảnh Việt Nam và nhiều quốc gia cam kết lộ trình giảm phát thải ròng về mức “0” (Net Zero), thị trường tín chỉ carbon đang hình thành và phát triển. Với định hướng tăng trưởng “thuận thiên” của vùng ĐBSCL, nông dân và doanh nghiệp (DN) có cơ hội hưởng lợi lớn từ bán tín chỉ carbon khi tập trung vào nền nông nghiệp xanh, bền vững.

null

Hình thành thị trường

Ngày 18/1/2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 01/2022/QĐ-TTg về ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Dựa trên mức tiêu thụ năng lực (TOE), cả nước có 1.912 cơ sở sẽ phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, thuộc các ngành: Công thương (1.662 cơ sở), giao thông vận tải (70 cơ sở), xây dựng (104 cơ sở), tài nguyên và môi trường (76 cơ sở). Như vậy, không chỉ nhà máy sản xuất, lĩnh vực công nghiệp, bãi rác, mà các tòa nhà, trung tâm thương mại, khách sạn, đơn vị kinh doanh vận tải… cũng phải tổng rà soát mức tiêu thụ năng lượng, công suất hoạt động.

Theo các chuyên gia, việc “đo đạc” lượng phát thải khí nhà kính là bước đi đầu trong lộ trình xây dựng hệ thống giao dịch hạn ngạch và tín chỉ carbon. Việt Nam đang học theo các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới khi phân bổ hạn ngạch, tức quy định mức phát thải tối đa cho DN. Nếu DN nào phát thải vượt hạn ngạch, có thể trung hòa bằng cách mua lại hạn ngạch của bên phát thải thấp hơn hoặc mua tín chỉ carbon.

Ngày 8/8/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) ra mắt Sổ tay hướng dẫn báo cáo phát thải khí nhà kính. Sổ tay giúp DN từng bước kiểm kê, đưa ra báo cáo chuẩn mực, hạn chế lúng túng khi thực hiện Thông tư 96/TT-BTC của Bộ Tài chính về báo cáo phát thải khí nhà kính. Đồng thời, nâng cao nhận thức và thực thi tiêu chuẩn phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy tài chính xanh vì một nền kinh tế carbon thấp tại Việt Nam.

Thách thức và cơ hội

Theo cam kết tại Hội nghị Khí hậu Liên Hiệp Quốc năm 2021 (COP 26), Việt Nam đặt mục tiêu cắt giảm lượng khí thải carbon của nền kinh tế, đạt được trạng thái trung hòa carbon (Net Zero) vào năm 2050. Chính phủ tăng cường trách nhiệm của DN, thành phần kinh tế trong việc kiểm kê, báo cáo phát thải khí nhà kính.

Theo quy định mới, DN tham gia thị trường tín chỉ carbon bắt buộc có thể bù đắp phát thải bằng cách mua tín chỉ carbon từ thị trường tự nguyện (tối đa ở mức 10%). Với quy định này, DN có thể tìm kiếm nguồn cung tín chỉ carbon ở dự án bên ngoài, thay vì chỉ giao dịch với nhau. Theo Đề án phát triển thị trường carbon của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam tiến tới thành lập Sàn giao dịch tín chỉ carbon để phát triển thị trường nhiều tiềm năng này theo khuynh hướng thế giới.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), khi thị trường tín chỉ carbon phát triển, DN, hộ dân, hợp tác xã (HTX) tham gia trồng rừng, phát triển nông nghiệp xanh sẽ hưởng lợi khi được chi trả tiền cho phát thải thấp. Tuy nhiên, việc mua tín chỉ carbon từ những cánh rừng là khá rõ ràng, trong khi hoạt động sản xuất lúa gạo hiện nay vẫn là thách thức.

Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho biết, sản xuất lúa gạo và các hoạt động trong chuỗi giá trị lúa gạo là nguyên nhân góp phần tăng tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) do tạo ra phát thải khí nhà kính, như: Methane, nitrous oxide (N2O) và carbon dioxide (CO2).

Trong đó, methane là nguồn phát thải khí nhà kính chủ yếu từ canh tác lúa, do điều kiện đất ngập nước, phát thải N2O do sử dụng phân bón dư thừa và CO2 do đốt rơm rạ sau thu hoạch. Theo World Bank, lượng phát thải quy đổi CO2 tương đương/kg lúa ở Việt Nam là 0,8, trong khi Trung Quốc và Ấn Độ là 0,7, Bangladesh 0,6, Thái Lan 1,5, Myanmar 1,1 và Philippines 2,4. ĐBSCL sản xuất 12 tấn lúa/ha/năm, lượng phát thải từ canh tác lúa tương đương 9,6 tấn CO2/ha/năm.

nullThay đổi để hưởng lợi

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, thời gian gần đây, vùng ĐBSCL triển khai giải pháp thích ứng và giảm phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa, đạt kết quả khả quan. Điển hình như việc đưa vào sản xuất giống lúa chịu mặn cho vùng ven biển, ứng dụng Bản đồ rủi ro và Kế hoạch thích ứng thông minh với BĐKH (CS-MAP), giúp điều chỉnh thời vụ, né được xâm nhập mặn cho 600.000ha không bị tổn thất năm 2019.

Từ năm 2015 - 2022, Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) được áp dụng trên 180.000ha ở ĐBSCL, ứng dụng quy trình sản xuất “1 phải, 5 giảm” kết hợp với kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ (AWD), giúp tiết kiệm vật tư đầu vào, giảm phát thải khí nhà kính và tăng thu nhập cho nông dân.

Để hướng đến tăng trưởng xanh, được chi trả tín chỉ carbon nhờ phát thải thấp, vùng 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao của ĐBSCL sẽ thực hiện giảm lượng lúa giống còn 80kg/ha, giảm lượng phân bón hóa học 30%, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học 40%, giảm lượng nước tưới trên 30%. Đồng thời, tỷ lệ diện tích ứng dụng quy trình sản xuất tốt (GAP) và tương đương được công nhận đạt 100%, tỷ lệ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số đạt trên 50%; giảm phát thải khí nhà kính trên 20%; rơm rạ được thu gom khỏi đồng ruộng và được tái sử dụng, chế biến đạt 100% diện tích thu hoạch

(Theo Báo An Giang)

Từ khóa:

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Cơ hội tăng trưởng xanh cho đồng bằng sông Cửu Long

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Vĩnh Phúc: Lan tỏa mô hình nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Vĩnh Phúc: Lan tỏa mô hình nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Xác định nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn là chiến lược phát triển của tỉnh, ngành nông nghiệp…

Nông trại của những mùi hương

Nông trại của những mùi hương

Nông trại của những mùi hương vùng Nam Ban, huyện Lâm Hà hình thành và phát triển từ năm 2017…

Nam Định: Kết nối doanh nghiệp và giới thiệu những thành tựu về phát triển nông nghiệp, quảng bá nông sản

Nam Định: Kết nối doanh nghiệp và giới thiệu những thành tựu về phát triển nông nghiệp, quảng bá nông sản

Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định tổ chức toạ đàm kết nối doanh nghiệp nông nghiệp năm 2023 giới thiệu những…

Liên kết sản xuất rau an toàn

Liên kết sản xuất rau an toàn

Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên và nắm bắt nhu cầu tiêu dùng rau sạch của thị…

Nhiều người tiêu dùng trên thế giới đang hướng tới các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường

Nhiều người tiêu dùng trên thế giới đang hướng tới các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường

Nông nghiệp sinh thái đang là hướng phát triển trên toàn cầu, là hướng đi cần thiết để đạt được…

Quy hoạch liên kết vùng phát triển hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp trong nông nghiệp

Quy hoạch liên kết vùng phát triển hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp trong nông nghiệp

Nông nghiệp Thái Bình từ nhiều năm trước đây đã xuất hiện các mô hình liên kết phát triển sinh…

Nhiều sáng kiến trong việc xây dựng các mô hình du lịch sinh thái cộng đồng trải nghiệm gắn với đặc sản nông nghiệp

Nhiều sáng kiến trong việc xây dựng các mô hình du lịch sinh thái cộng đồng trải nghiệm gắn với đặc sản nông nghiệp

Lạng Sơn đã thực hiện nhiều sáng kiến trong việc xây dựng các mô hình du lịch sinh thái cộng…

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam thực hiện chiến lược nông nghiệp thông qua quá trình 'kinh tế nông nghiệp'

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam thực hiện chiến lược nông nghiệp thông qua quá trình 'kinh tế nông nghiệp'

Nằm trong chương trình Lễ hội Hokkado tại Hạ Long năm 2023, ngày 17/11, tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Hokkaido…

Phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch nông thôn thúc đẩy nền kinh tế

Phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch nông thôn thúc đẩy nền kinh tế

Bằng những lợi thế và tiềm năng có sẵn, tỉnh Bến Tre đã tiến hành phát triển mô hình nông…

Phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn là một chủ trương lớn

Phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn là một chủ trương lớn

Phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn là một chủ trương lớn được Nhà nước rất quan…

Tin mới cập nhật

Nói không với bao bì thuốc bảo vệ thực vật và đốt rơm rạ trên đồng ruộng

Nói không với bao bì thuốc bảo vệ thực vật và đốt rơm rạ trên đồng ruộng

Sáng 9/12 tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với UBND huyện Phong Điền…

Chuẩn hóa nông sản để rộng đường xuất khẩu

Chuẩn hóa nông sản để rộng đường xuất khẩu

Thời gian qua, một số HTX, doanh nghiệp ở huyện Châu Đức đã chú trọng xây dựng, mở rộng vùng…

Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam lần thứ 2, khoá III: Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, đổi mới hoạt động

Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam lần thứ 2, khoá III: Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, đổi mới hoạt động

Sáng 9/11/2023 tại Hà Nội, Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) lần thứ 2,…

Nông dân hào hứng chuyển đổi số, gắn chip điện tử trên cây để truy xuất nguồn gốc sầu riêng

Nông dân hào hứng chuyển đổi số, gắn chip điện tử trên cây để truy xuất nguồn gốc sầu riêng

Từ khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá sầu riêng luôn ở mức cao, các…

Supe Lâm Thao luôn quan tâm, chăm sóc sức khỏe người lao động

Supe Lâm Thao luôn quan tâm, chăm sóc sức khỏe người lao động

Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao ngoài đảm bảo đời sống vật chất cho…

Supe Lâm Thao là 1 trong 33 doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ

Supe Lâm Thao là 1 trong 33 doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ

Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vinh dự…

Supe Lâm Thao thực hiện tốt chính sách pháp luật về thuế

Supe Lâm Thao thực hiện tốt chính sách pháp luật về thuế

Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã vinh dự nhận bằng khen của Cục…

 Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân

Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân

Đồng hành với nông dân, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ đã bám sát…

Tuyên Quang: Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang, một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát…

IFOAM châu Âu kiên quyết phản đối Kỹ thuật gen mới trong sản xuất Hữu cơ

IFOAM châu Âu kiên quyết phản đối Kỹ thuật gen mới trong sản xuất Hữu cơ

Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong
Quảng cáo slide danh mục tin