Bằng việc xác định rõ hướng phát triển là kinh tế, trên cơ sở đó Đồng Tháp đã tận dụng cơ hội từ quá trình hội nhập và sự phát triển, đồng thời tỉnh đẩy mạnh xây dựng nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nhằm đưa kinh tế tham gia cách mạng công nghiệp 4.0. Qua đó, đã giúp cho tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục ổn định và chuyển dịch nhanh theo đúng hướng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, lĩnh vực tài nguyên và môi trường ở một số nơi trong tỉnh đang bị ô nhiễm và suy thoái do áp lực của sự gia tăng dân số, đô thị hóa. Trong đó, chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải, khí thải sản xuất và khí thải từ các phương tiện giao thông, rác thải từ bao bì chai lọ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau sử dụng ngày càng tăng về số lượng và mức độ tác động ngày càng cao hơn.
Rác thải từ vỏ bao bì thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường tại các đồng ruộng. Ảnh minh họa
Trước những thực trạng đó, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp xây dựng Kế hoạch phối hợp với ngành chuyên môn để phân bổ kinh phí thực hiện mô hình, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh lấy ý kiến tham khảo các huyện, thành phố, đơn vị nào có nhu cầu đăng ký thực hiện mô hình “Nhà sạch, đường sạch, đồng ruộng sạch”, “Thu gom bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật”.
Theo Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ở nước ta hiệu suất sử dụng phân bón chỉ đạt trung bình 45 - 50% với phân đạm, 25 - 35% với lân, 60% với kali, phần còn lại bị thất thoát và sử dụng lãng phí.
Việc lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng, phân bón… không đúng quy trình đã tác động đến các vi sinh vật dẫn đến hậu quả làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, làm cho đất bị chua hóa, mất khả năng sản xuất. Thực tế, số lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng hàng năm trên địa bàn Đồng Tháp khá cao.
Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng năm 2018 là 10.000 tấn, năm 2019 là 10.015 tấn. Sau khi sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sẽ kéo theo làm phát sinh các loại chất thải nguy hại như vỏ bao bì chứa các loại hóa chất gây ô nhiễm tác động đến môi trường đất và nước.
Đốt bỏ rơm rạ ngay trên đồng ruộng không chỉ gây ra hiện tượng khói mù mà còn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cho con người và môi trường.
Bên cạnh đó, sau mỗi mùa vụ, người nông dân thường đốt bỏ rơm rạ ngay trên đồng ruộng. Hoạt động này đã gây ra hiện tượng khói mù cho các vùng lân cận. Bởi việc đốt rơm rạ ngoài trời là quá trình đốt không kiểm soát, điều này đã và đang gây ra các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và môi trường.
Trước thực tế tình hình môi trường bị ô nhiễm trên, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành các Kế hoạch số 160/KH-UBND về thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; Kế hoạch số 248/KH-UBND về xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh…
Tiếp nhận các kế hoạch trên, Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp đã nhanh chóng triển khai đến cơ sở thực hiện. Theo đó, các mô hình về bảo vệ môi trường đã được các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh xây dựng.
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã được các cấp hội nông dân quán triệt đến từng hội viên.
Hàng năm, Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp đã chủ động phối hợp chính quyền địa phương khảo sát nắm thực trạng môi trường nông thôn, đặc biệt là rác thải sinh hoạt và rác thải bao bì chai lọ thuốc bảo vệ thực vật, tham gia thực hiện tốt bảo vệ môi trường nông thôn, nhờ đó đã góp phần giúp 103/115 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 05 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là thành phố Sa Đéc, thành phố Cao Lãnh, thành phố Hồng Ngự và huyện Tháp Mười, huyện Cao Lãnh.
Vỏ thuốc bảo vệ thực vật được bỏ đúng nơi quy định.
Bên cạnh đó, để thực hiện tốt tiêu chí về môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng mô hình điểm Chi Hội nông dân “Nhà sạch, đường sạch, đồng ruộng sạch” triển khai đến cho 12 huyện, thành phố.
Nhờ đó, từ năm 2018 đến nay, các cấp Hội đã xây dựng Kế hoạch, phối hợp chọn mô hình điểm tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, Hội Nông dân Tỉnh cũng đã chọn đầu tư 3 mô hình điểm “Thu gom bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật” và 12 mô hình điểm Chi Hội nông dân “Nhà sạch, Đường sạch, Đồng ruộng sạch” lắp đặt 472 hố bê tông và 97 thùng nhựa chứa đựng bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên diện tích 2.379 ha; 11 xe vận chuyển; 4 nhà kho lưu chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và xây dựng 15 bảng hiệu mô hình.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền, nông dân trên địa bàn tỉnh ý thức hơn về việc thu gom rác thải, thuốc bảo vệ thực đúng nơi quy định.
Cùng với đó, Hội nông dân còn phối hợp với ngành chuyên môn thực hiện 142 mô hình “Nông dân tự quản thu gom rác thải sinh hoạt khu dân cư trên địa bàn nông thôn”; 21 mô hình “xử lý nước thải tại hộ gia đình”, 15 mô hình “hầm khí Biogas”, 7 mô hình “sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi” giảm thiểu ô nhiễm môi trường; 139 mô hình "thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp”; 2 Câu lạc bộ “Tín đồ tôn giáo tham gia và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu”; 248 tổ hùn vốn xây nhà vệ sinh. Vận động, tuyên truyền hỗ trợ vật tư lắp đặt 400 nhà vệ sinh cho các hộ dân; tủ thuốc sơ cứu ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật.
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt, cụ thể là các mô hình hoạt động của Hội nông dân đã giúp Đồng Tháp phát huy hiệu quả góp phần giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo vẻ mỹ quan nông thôn ngày càng xanh, sạch, đẹp...
Vùng nông thôn Đồng Tháp ngày càng xanh, sạch, đẹp chính là nhờ sự vào cuộc của các mô hình hoạt động của các cấp, Hội Nông dân.
Tỉnh Đồng Tháp có nhiều các chi, tổ Hội Nông dân tự quản thu gom rác thải sinh hoạt khu dân cư trên địa bàn nông thôn; xây dựng mô hình "xử lý nước thải tại hộ gia đình", mô hình "hầm khí Biogas", mô hình "sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi giảm thiểu ô nhiễm môi trường". Huyện Châu Thành đầu tư nhân rộng 12/12 xã, thị trấn có 01 đến 02 mô hình thu gom rác thải sinh hoạt và mô hình bể thu gom rác thải thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp (tính chung cả huyện và tỉnh) đã lắp đặt được tổng cộng 484 bể. Thành phố Hồng Ngự đã phối hợp, hỗ trợ các chi, tổ Hội xây dựng được 02 mô hình Câu lạc bộ “Tín đồ tôn giáo tham gia và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu” tại Phật giáo Hòa Hảo phường An Bình A, Nhà thờ Bãi Tràm phường An Bình A, Bửu Sơn Kỳ Hương phường An Lạc. Phối hợp cùng với các Phòng Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch xây dựng 13 nhà tạm chứa rác thải thuốc BVTV và 230 hố rác, phối hợp xã Bình Thành nhận hỗ trợ bố trí 100 hố chứa rác thải thuốc BVTV và 50 tủ thuốc sơ cứu ngộ độc thuốc BVTV. Trong đó Lấp Vò hỗ trợ 240 cái lu chứa rác cho 08 xã; Lai Vung đưa vào sử dụng 45 hố chứa rác thải, chai, lọ nhựa, bao bì thuốc BVTV; Hồng Ngự hỗ trợ 20 thùng rác bằng nhựa; Tháp Mười phối phối thực hiện chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” giai đoạn II (2017-2021) với diện tích 272 ha. |
Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp xanh, Nông nghiệp Hữu cơ, Nông nghiệp chính xác, Nông nghiệp thông minh, Nông…
Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã phát thải ra một lượng lớn khí nhà kính khiến cho tình…
Trực Ninh - Nam Định: Tuyên truyền, vận động phân loại rác từ nguồn làm phân bón hữu cơ phục…
Nằm trong Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào…
Năng lượng được tạo ra từ khí mê-tan ở các bãi rác tại Canberra dự kiến sẽ cung cấp năng…
Toạ đàm “Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp và…
Niên vụ năm 2023-2024, huyện Mai Sơn có trên 8.500 ha cà phê; trong đó, gần 6.200 ha cho thu…
Sáng 10/11, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II (Bộ…
Theo đánh giá của Hội đồng Khoa học nghiệm thu nhiệm vụ khoa học-công nghệ (KH-CN) cấp tỉnh, thông qua…
Gia đình Y Sum Kbuor chuẩn bị đi làm cỏ sắn và bắp, tôi quan sát cả hai vợ chồng…
Đây chính là tôn chỉ của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với nhiều…
Với định hướng lấy chất lượng sản phẩm làm “kim chỉ nam”, Supe Lâm Thao luôn tập trung nghiên cứu,…
Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp xanh, Nông nghiệp Hữu cơ, Nông nghiệp chính xác, Nông nghiệp thông minh, Nông…
Từ món ăn dân dã, những người dân từ tỉnh Thừa Thiên Huế vào huyện Đạ Tẻh lập nghiệp ở…
Nhiều nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, cải tạo những vùng đất…
Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…
Là “anh cả” trong làng phân bón Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm…
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…
Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…
Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã phát thải ra một lượng lớn khí nhà kính khiến cho tình…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…