Anh Tùng (áo đỏ) đang giới thiệu về quy trình nuôi cá "sông trong ao"
Điển hình là mô hình nuôi cá "sông trong ao" của anh Bùi Văn Tùng, ở thôn Như Đồng, xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân. Tuy mới đi vào hoạt động được một thời gian ngắn nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại nuôi cá "sông trong ao", anh Tùng, chủ trang trại vui vẻ chia sẻ, cuối năm 2016, tôi biết đến "sông trong ao" qua sự giới thiệu của Sở NN&PTNT Hà Nam. Tôi đã tìm về một số mô hình "sông trong ao" tại tỉnh Hải Dương để học hỏi kinh nghiệm.
Bể hút chất thải từ trong ao ra
Sau thời gian tìm hiểu thực tế ở một số mô hình "sông trong ao", thông qua sách báo, anh Tùng cũng nắm bắt và được chuyển giao một phần kỹ thuật nuôi cá mới này. Bởi dù nuôi trong ao, nhưng nguồn nước luôn chảy tuần hoàn, cá vận động không ngừng nghỉ nên khỏe mạnh, chóng lớn.
Nói là làm, đầu năm 2018, anh mạnh dạn đứng lên mở trang trại với tổng diện tích hơn 20ha mặt nước tại xã Nhân Đạo, nay là (xã Trần Hưng Đạo) huyện Lý Nhân để đầu tư sản xuất. Toàn bộ hệ thống ao hồ cũ, anh Tùng cho cải tạo lại, kiên cố hóa bờ đập. Sau đó cho xây dựng, lắp đặt hệ thống luồng lạch, điều tiết nước.
Theo anh Tùng, mô hình "sông trong ao" thực chất là việc nuôi cá trong bể, bể này được xây trong một ao lớn. Trong bể được trang bị máy tạo sóng, máy sục khí, máy quạt nước, máy hút chất thải đáy... bảo đảm điều kiện sống tối ưu cho cá, hình thành cho cá thói quen vận động và bơi ngược dòng liên tục 24/24 giờ.
Anh Tùng đang chăm sóc đàn cá
"Dòng nước tuần hoàn đẩy chất thải của cá xuống bể lắng cho máy hút dọn mỗi ngày, bảo đảm môi trường nước ao nuôi luôn sạch. Bên ngoài bể, người nuôi tận dụng mặt nước có thể thả cá mè, rô phi hoặc thả bèo tây để hút chất thải từ bể ra. Đây là những điểm khác biệt của mô hình nuôi cá "sông trong ao" so với phương pháp nuôi truyền thống", anh Tùng bật mí.
Đến nay, mô hình của anh đã xây dựng được 4 bể nuôi cá, trong đó 2 bể nuôi cá trắm đen, 1 bể nuôi cá diêu hồng và 1 bể nuôi cá koi; mỗi bể anh thả 4- 5 nghìn con, hiện cá đang sinh trưởng, phát triển tốt, không có dấu hiệu bị bệnh và trọng lượng trung bình của cá đạt khoảng 0,6 – 0,7 kg/con. Ước tính, mỗi năm cho thu hoạch, sản lượng đạt từ 400 – 500 tấn cá, với trọng lượng trung bình 3-5kg/con, thị trường tiêu thụ chủ yếu ở 14 tỉnh miền Bắc.
Toàn cảnh diện tích mô hình trạng của anh Tùng
Hiện trang trại "sông trong ao" của anh Tùng đang giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục lao động dư thừa ở địa phương. Với mức thu nhập bình quân từ 7 - 10 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu đạt hơn 20 tỷ đồng/năm.
Tại khu vực sau bể nuôi, anh Tùng cho lắp đặt hệ thống thu toàn bộ phân, thức ăn thừa để dồn vào một bể chứa. Chất thải này sau đó được xử lý bằng men vi sinh, cuối cùng là quay vòng dùng để tưới cho cây trồng trong vườn.
"Ban đầu mô hình nuôi cá "sông trong ao" cũng gặp không ít khó khăn, có những lúc tôi muốn từ bỏ đam mê của mình, nhưng được sự động viên từ bạn bè, người thân nên tôi cố gắng tiếp tục thực hiện. Nhưng cái lợi nhất của mô hình này là nuôi được nhiều cá, một bể cá có thể nuôi đến 5 tấn cá, cái này thì mô hình nuôi truyền thống không thể làm được", anh Tùng kể.
Năng suất cá của mô hình sông trong ao cao gấp 4 - 5 lần cách nuôi truyền thống.
"Hơn nữa, nuôi cá trong mô hình này mình rất dễ quản lý môi trường sống của cá, dịch bệnh được kiểm soát rất tốt mà lại cho năng suất cao", anh Tùng cho hay.
Được biết, mỗi lứa cá sau thu hoạch đều được các công ty đến mua, có kiểm định chất lượng rõ ràng. Chính vì nuôi bằng mô hình mới giúp tăng năng suất nên anh liên kết được hơn với nhiều công ty hơn, giúp cho sản phẩm của anh được bán ra thị trường nhiều hơn.
"Đồng thời, chất lượng cá được nuôi trong mô hình "sông trong ao" cũng có nhiều điểm khác biệt với cá được nuôi truyền thống. Vì nguyên lý hoạt động của mô hình này là bơm khí tạo dòng chảy tĩnh trong sông nên cá lúc nào cũng được hoạt động, thế nên cá sẽ khỏe hơn nuôi trong môi trường truyền thống, thịt cá chắc và dai hơn, đặc biệt là không có mùi tanh vì mô hình này được vệ sinh theo đúng quy trình", anh Tùng nói.
Mô hình "sông trong ao" đã giúp bà con ở Hà Nam thoát khỏi cảnh đói nghèo
Trò chuyện với PV, ông Ngô Mạnh Ngọc, Phó GĐ Sở NN&PTNT tỉnh Hà Nam cho biết, mô hình nuôi cá “sông trong ao” của anh Tùng nói riêng, Hà Nam nói chung đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với hình thức chăn nuôi truyền thống. Đặc biệt là đảm bảo được các yếu tố vệ sinh môi trường. Mô hình mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình ở các địa phương trong tỉnh vốn có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản.
Sông Thao
Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…
(Hà Nội) – Để phát triển nông nghiệp đô thị, Thủ đô đang đẩy mạnh quy hoạch vùng trồng quy…
Sự phát triển của các mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong thời gian qua đã hình thành các…
Huyện Phong Ðiền có hơn 8.500ha vườn cây ăn trái, chiếm đến 1/3 diện tích vườn cây ăn trái của…
Để Nghị quyết số 128/NQ-HĐND ngày 28/2/2020 của HĐND tỉnh Sơn La đi vào cuộc sống, tỉnh này vẫn còn…
(Đồng Nai) – Với diện tích trồng chuối xuất khẩu đứng đầu cả nước, Đồng Nai hiện còn triển khai…
Mô hình chăn nuôi bò sữa theo chuỗi liên kết, khép kín đang là hướng phát triển kinh tế mới…
Hà Nội đang phấn đấu trở thành hình mẫu của cả nước về phát triển nông nghiệp gắn với đô…
Hà Nội – Thời gian qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn TP. Hà Nội đang phát…
Ngay sau Tết Nguyên đán, nhiều nông hộ, hợp tác xã trên địa bàn Hà Nội đã bắt tay vào…
Nếu có phương pháp xử lý và tận dụng tốt chất thải chăn nuôi, có thể đáp ứng thay thế…
Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…
Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối sẽ giúp ích rất…
Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại và lưu trữ theo thời gian thực về toàn…
Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…
Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Một công ty tại Mỹ đang cung cấp nhiều giải pháp toàn diện giúp ngăn ngừa lãng phí thực phẩm…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…