Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến (đứng) chủ trì Hội nghị
Ngày 22/2/2023, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị trực tuyến kết hợp trực tiếp triển khai Kế hoạch thực hiện “Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Chủ trì Hội nghị là Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu rõ: “Khoa học công nghệ quyết định vị thế của quốc gia, của toàn ngành. Nền nông nghiệp đang chuyển từ nâu sang xanh rất cần sự chung tay của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo".
Còn ông Nguyễn Hữu Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) cho biết, mục tiêu của chiến lược là nâng cao đóng góp của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế nông nghiệp; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (VietGAP) hoặc tương đương trở lên đạt trên 40%.
Tỷ lệ kết quả các nhiệm vụ khoa học công nghệ được ứng dụng vào thực tiễn đạt trên 90% vào năm 2025 và đạt trên 95% vào năm 2030. Có ít nhất 60% kết quả nghiên cứu được công nhận tiến bộ kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất. Tổng giá trị chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ các viện nghiên cứu, trường đại học thuộc Bộ cho doanh nghiệp tăng 20% giai đoạn 2021-2025 và 35% giai đoạn 2026-2030.
Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (Bộ NN&PTNT) nhận định hiện nay nguồn tài chính cho khoa học công nghệ không thiếu nhưng nằm ở những đầu mối khác nhau như: các chương trình quốc gia, nguồn từ địa phương, nguồn từ các doanh nghiệp trong khi ở Bộ chỉ một phần nhỏ. Thế nhưng, việc khai thác các nguồn bên ngoài Bộ của chúng ta còn rất yếu.
“Cơ sở vật chất của khối nghiên cứu nông nghiệp như nhà xưởng, phòng thí nghiệm, đất... rất lớn nhưng nguồn tài chính từ ngân sách hoặc xã hội hóa để vận hành lại hạn chế. Đa số các viện, trường chưa thực sự chủ động trong việc phối hợp doanh nghiệp, địa phương để nhận đơn đặt hàng”, nhận định.
Tại Hội nghị, các đại biểu đều cho rằng cần tháo gỡ rào cản để khoa học công nghệ phát triển tốt hơn, có chính sách đãi ngộ cho người làm khoa học, cơ chế sử dụng nhân lực sau đào tạo, cơ chế thu hút nhân lực; cần có sự phối hợp giữa các đơn vị để có thể chuyển giao công nghệ nhanh chóng, mang lại lợi ích cho nông dân; đầu tư theo chuỗi từ nghiên cứu đến lúc bán kết quả nghiên cứu ra thị trường. Bên cạnh đó, cần thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ để phục vụ chuyển giao và quảng bá sản phẩm khoa học công nghệ tốt hơn.
Sau ý kiến của các đại biểu, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao và ghi nhận những thành tựu nền nông nghiệp làm được trong 10 năm qua, đồng thời nêu 8 giải pháp trọng tâm cần thực hiện đối với phát triển khoa học công nghệ nông nghiệp.
Một là giữ chân, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Hai là xây dựng, đồng bộ cơ sở dữ liệu trong nông nghiệp.
Ba là sử dụng có hiệu quả trang thiết bị, cơ sở vật chất, trong đó có 17 phòng thí nghiệm trọng điểm.
Bốn là sự phối hợp giữa các đơn vị nghiên cứu, khối viện trường.
Năm là tối ưu tài nguyên đất đai và các quá trình có thể thương mại trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
Sáu là rà soát, nghiên cứu, bổ sung cơ chế, chính sách với các đơn vị tự chủ tài chính.
Bảy là bổ sung nguồn kinh phí từ địa phương, từ nguồn xã hội và FDI cho nghiên cứu khoa học.
Tám là đẩy mạnh hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ.
Hà Dũng (t/h)
(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…
Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang phát triển mạnh mẽ, nhưng để tăng hiệu quả của chương…
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Trong 02 ngày (21 - 22/3), Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện Quản lý đất đai…
Tạp chí Hữu cơ Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng phóng viên, biên tập viên, cụ thể:
Chiều 25/3, tại Trung tâm OCOP huyện Lạc Dương, lần đầu tiên Chợ phiên nông sản hữu cơ huyện Lạc…
Tiếp nối thành công của Giải thưởng Hữu cơ EU lần thứ nhất, việc đăng ký để dự thi tại…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…
Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đang tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ để theo kịp xu hướng…
Triển khai chương trình OCOP đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng được thương hiệu cho các sản…
Gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu hoạt động do định kiến của xã hội, Thực phẩm chay…
“Nếu mã vùng trồng không được nhiều thì tại Việt Nam sẽ có hiện tượng “thắt cổ chày” xuất khẩu…
Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…
Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt giá trị sản phẩm lúa hàng hóa ở xã…
Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…
Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…
Với điều kiện tự nhiên, nguồn lực dành cho phát triển nông nghiệp hữu cơ bị hạn chế, Bắc Ninh…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…