Với sự quan tâm, đầu tư của UBND tỉnh Lai Châu trong phát triển cây chè, đặc biệt quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu, đã giúp cây chè Lai Châu dần khẳng định được vị trí trong các sản phẩm nông nghiệp địa phương.
Cây chè là một trong những sản phẩm được ưu tiên đầu tư tại Lai Châu
Những kết quả bước đầu
Hiện nay, tỉnh Lai Châu có 8.888 ha chè; trong đó, diện tích chè kinh doanh 6.931 ha, sản lượng từ đầu năm 2022 đến nay khoảng 32.500 tấn. Diện tích chè tham gia liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trên 5.700 ha, chiếm khoảng 64% tổng diện tích.
Đặc biệt, toàn tỉnh có 211 ha chè đã được cấp giấy chứng nhận theo các quy trình kỹ thuật an toàn, chiếm 2,4% tổng số diện tích chè toàn tỉnh; trong đó có 60 ha được chứng nhận VietGAP; 25,96 ha chè được chứng nhận hữu cơ và 125,57 ha chè được chứng nhận RA. Bên cạnh đó, Cục Sở hữu Trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm chè của huyện Tân Uyên và huyện Tam Đường.
Toàn tỉnh có 92 cơ sở chế biến chè; trong đó, có 23 công ty doanh nghiệp, hợp tác xã và 69 cơ sở chế biến nhỏ lẻ tập trung nhiều ở thành phố Lai Châu và huyện Tân Uyên.
Chè Lai Châu có hương thơm nồng đượm, vị ngọt đậm và chát dịu, nước chè sánh trong vắt, không lẫn tạp chất; rất đặc trưng mà không có vùng chè nào sánh được. Các sản phẩm chè Lai Châu đã xuất khẩu đi các thị trường như: Đài Loan, Trung Quốc, châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ… trong đó xuất khẩu trực tiếp đạt 33,7% sản lượng xuất khẩu ủy thác khoảng 60%. Ngoài việc xuất khẩu, các công ty, doanh nghiệp sản xuất chè cũng đang hướng đến kênh nội tiêu đưa vào các chuỗi siêu thị lớn trong nước.
Hiện nay, 100% cơ sở chế biến chè xanh, chè xanh chất lượng cao đã ứng dụng cơ giới hóa vào các khâu sao, vò chè. Các thiết bị chế biến thủ công, lạc hậu đã được thay thế bằng các thiết bị chế biến mới, bán công nghiệp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài việc đầu tư cho khâu chế biến, các cơ sở sản xuất cũng tăng cường đầu tư cho khâu đóng gói, bảo quản, cải tiến mẫu mã sản phẩm, bao bì, dán tem nhãn để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, vì vậy chất lượng và giá trị sản phẩm chè của Lai Châu được cải tiến một cách rõ nét.
Một số doanh nghiệp như: Công ty CP Đầu tư Phát triển chè Tam Đường, Công ty CP trà Than Uyên, Công ty CP chè Hồng Đức đã đầu tư công nghệ chế biến sâu, với các sản phẩm đóng gói tiêu thụ trực tiếp ra thị trường như: Trà Ô long, Matcha, Sencha, Đông Phương Mỹ Nhân, Hồng trà, trà xanh...
Các sản phầm chè còn lại chủ yếu là trà xanh sao lăn được chế biến thô, xuất bán cho đơn vị khác ngoài tỉnh để đóng gói, chế biến, tiêu thụ.
Phát triển bền vững
Hiện nay, việc chăm sóc, thâm canh theo quy trình, kỹ thuật ở một số vùng chè trên địa bàn tỉnh Lai Châu chưa được quan tâm đúng mức. Một số vùng thiếu liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với người dân trong khâu quản lý, sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ chè; thu mua sản phẩm chè không thực hiện các hợp đồng liên kết. Gây ảnh hưởng lớn tới quản lý, phát triển, nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu chè ở Lai Châu.
Trước thực trạng đó nhiều công ty, doanh nghiệp chè ở Lai Châu đã có những giải pháp nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu chè. Điển hình Công ty chè Tam Đường hiện đang liên kết với người dân huyện Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ và thành phố Lai Châu gần 3.000 ha chè. Đặc biệt; trong số đó, có 28 ha chè được chứng nhận hữu cơ organic, 80 ha được chứng nhận RA, diện tích còn lại sản xuất theo quy trình truy xuất nguồn gốc.
Vừa qua, UBND tỉnh tổ chức làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan để bàn giải pháp quản lý, nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu chè tỉnh Lai Châu trong thời gian tới. Đại diện lãnh đạo các sở, ngành đề xuất với UBND tỉnh về các giải pháp trong quản lý, nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu chè, xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện; định hướng phát triển các sản phẩm chè trong thời gian tới đảm bảo tiếp cận được các thị trường trong và ngoài nước; đảm bảo các quy định của pháp luật và phù hợp điều kiện thực tế của tỉnh…
Theo ông Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, trải qua nhiều năm thăng trầm, đến nay cây chè đã khẳng định được vị thế và trở thành sản phẩm có giá trị, tiềm năng của tỉnh; góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Nhằm nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu chè, Lai Châu tiếp tục tăng cường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm của một số tỉnh có vùng nguyên liệu lớn để quản lý thâm canh theo hướng an toàn.
Lai Châu phát triển bền vững mặt hàng chè theo định hướng đã được phê duyệt
UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó xác định đến năm 2025, tổng diện tích chè toàn tỉnh trên 10.000 ha; thực hiện bảo tồn, trồng mới và trồng bổ sung 300ha chè cổ thụ gắn với phát triển du lịch sinh thái. Tỉnh sẽ hỗ trợ 100% giống trồng mới, phân bón lót theo quy trình; hỗ trợ chuyển đổi đất, khai hoang, làm đất, phát dọn thực bì… Đồng thời cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè của tỉnh tìm kiếm các đối tác mới nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu chè.
Tỉnh tổ chức, phát động các phong trào thi đua trong sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân trồng chè thực hiện ký hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi với doanh nghiệp, hợp tác xã.
Mặt khác, nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng ứng dụng công nghệ, chế biến sâu, hướng tới xuất khẩu; quản lý chặt chẽ sử dụng vật tư đầu vào trong vùng nguyên liệu như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Ngoài ra, tỉnh yêu cầu các địa phương, các doanh nghiệp chè tuân thủ quy trình kỹ thuật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm vào sản xuất, chế biến chè VietGAP, hữu cơ; xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc; hỗ trợ chuyển giao ứng dụng, đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường.
Thảo Trà
Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc…
Mô hình này tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn…
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng lựa chọn biện pháp…
Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo đà cho khu vực…
Với Vườn rau thủy canh 4.0, chị Lê Thị Thu Cúc (SN 1990, ngụ ấp Chánh, xã Long Hiệp, huyện…
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, những năm vừa qua, HTX Yên Viên luôn nằm trong…
Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị khởi…
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Cảnh vừa ký ban hành kế hoạch Số 2516, ngày 3-5-2023) về triển…
QTO - Những năm trở lại đây, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) chú trọng canh tác lúa theo hướng nông…
Vừa qua Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Hà Nội (Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội) phối hợp…
Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…
Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc…
Gần đây nhiều thông tin cho thấy nông sản Việt Nam đang cạnh tranh với Thái Lan tại thị trường…
Mô hình này tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn…
Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…
Chiều 25/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức sự kiện Giao lưu Doanh…
Cải tạo các bất động sản nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tạo động…
“Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây…
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng lựa chọn biện pháp…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…