Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển nông sản hàng hóa chất lượng cao, nhất là nông sản hữu cơ, huyện Nà hang (Tuyên Quang) đã có nhiều giải pháp phát triển, nhân rộng mô hình sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện, bước đầu đạt được những kết quả tích cực, rút ra được những bài học kinh nghiệm quý.
Người dân thôn Phia Chang, xã Sơn Phú (Na Hang) thu hoạch chè Shan tuyết
Một số kết quả đạt được
Thực hiện Đề án phát triển cây chè đặc sản trên địa bàn huyện Na Hang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, trong những năm gần đây diện tích, sản lượng chè Shan Tuyết trên địa bàn huyện đã không ngừng tăng lên đi đôi với tăng chất lượng, giá trị thương hiệu sản phẩm.
Chỉ tính riêng sản phẩm chè hữu cơ, đến tháng 6/2023 toàn huyện có 54,86 ha chè của 03 HTX được cấp Giấy chứng nhận sản xuất đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ (tăng 33,46 ha so với năm 2020). Thương hiệu chè Shan Tuyết Na Hang tiếp tục được nhiều tổ chức chứng nhận như: Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam (năm 2020), giải thưởng Cúp bạc nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (2021), Tốp 50 sản phẩm thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương (2022) và sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Tuyên Quang (2022) và được cấp chỉ dẫn địa lý sản phẩm Chè Shan Tuyết Na Hang. 4 sản phẩm chè được công nhận sản phẩm OCOP (2 sản phẩm đạt 4 sao, 2 sản phẩm đạt 3 sao), 1 sản phẩm đang lập hồ sơ công nhận đạt chuẩn 5 sao, 2 sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu, các sản phẩm đã được gắn tem truy xuất nguồn gốc.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo nên kết quả bước đầu như trên là huyện đã rất chú trọng công tác tập huấn kiến thức, quy trình và kỹ thuật trồng, chế biến, bảo quản sản phẩm chè hữu cơ. Thông qua công tác hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật trình độ canh tác của nông dân về sản xuất chè có chuyển biến tích cực, một số hộ đã duy trì được quy trình canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ, một số diện tích có năng suất, sản lượng cao hơn, chất lượng, mẫu mã búp chè đồng đều hơn so với mặt bằng chung.
Mặt khác, huyện cũng quan tâm hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm; hỗ trợ, hướng dẫn lập hồ sơ chứng nhận sản xuất đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, hướng dẫn quy trình làm thuốc trừ sâu sinh học từ nguyên liệu sẵn có như: tỏi, ớt, rượu... Quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX thiết kế cải thiện, đổi mới mẫu mã, bao bì, nhãn mác sản phẩm bắt mắt, sang trọng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng; tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX hoàn thiện, nâng cao chất lượng hồ sơ sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Chú trọng hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm. Từ năm 2021 đến nay, huyện đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, du lịch, hội thi “Bàn tay vàng sao chè”; hỗ trợ HTX xây dựng gian hàng trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP và nông sản Na Hang tại thị trấn Na Hang và thành phố Tuyên Quang; phối hợp với sở, ngành của tỉnh hỗ trợ các HTX, doanh nghiệp tham gia các hội chợ thương mại tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lai Châu, Thái Nguyên, Phú Thọ và thành phố Tuyên Quang; quan tâm quảng bá, giới thiệu trên các mạng xã hội như: Zalo, Facebook, sàn giao dịch thương mại điện tử. Qua đó, sản phẩm chè đặc sản Shan Tuyết Na Hang được đông đảo du khách, người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến và sử dụng, thị trường ngày càng được mở rộng, liên kết theo chuỗi giá trị có chuyển biến tích cực.
Sản phẩm chè Shan tuyết Hồng Thái, Nà Hang đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao
Một số bài học kinh nghiệm
Sau 03 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển cây chè đặc sản trên địa bàn, huyện Nà Hang rút ra một số bài học kinh nghiệm, đó là:
Một là: việc triển khai thực hiện Đề án phải đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của chính quyền; phát huy vai trò, sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở; tranh thủ nguồn lực, sự đồng thuận, sáng tạo người dân, cộng đồng doanh nghiệp, HTX; công tác phối hợp, điều hành sát với thực tế, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức, triển khai thực hiện.
Hai là: thường xuyên phố biến, tuyên truyền chủ trương, cơ chế, chính sách cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, doanh nghiệp, HTX hiểu rõ để chủ động tiếp cận, triển khai thực hiện. Công tác tuyên truyền phải thật sự đi vào chiều sâu, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ theo phương châm “Nói cho dân biết, dân hiểu; khuyến khích dân bàn, dân làm và làm cho dân tin”. Thông qua tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận trong dân, giúp người dân thấy được lợi ích, hiệu quả kinh tế khi tham gia phát triển cây chè đặc sản trên địa bàn huyện, nhất là lợi ích liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, HTX.
Ba là: quá trình chỉ đạo, thực hiện phải đồng bộ, nhất quán, tập trung, trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên giải quyết những vấn đề bắt nguồn từ nhu cầu, đề xuất chính đáng của nhân dân, doanh nghiệp, HTX.
Bốn là: Nhà nước khảo sát, đánh giá và quyết định phân bổ, huy động các nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thông qua cơ chế, chính sách được ban hành phải đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ, minh bạch, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp, giữa phát triển kinh tế với đảm bảo môi trường sinh thái.
Năm là: Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc quá trình thực hiện, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để nhân rộng. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích đóng góp tích cực trong việc tổ chức thực hiện./.
Việt Hải
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao ngoài đảm bảo đời sống vật chất cho…
Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vinh dự…
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã vinh dự nhận bằng khen của Cục…
Đây chính là tôn chỉ của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với nhiều…
Với định hướng lấy chất lượng sản phẩm làm “kim chỉ nam”, Supe Lâm Thao luôn tập trung nghiên cứu,…
Nhiều nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, cải tạo những vùng đất…
Là “anh cả” trong làng phân bón Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm…
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nông nghiệp Bình Dương (TX Đông Triều), bố mẹ anh chị em…
Chế phẩm sinh học, chất dinh dưỡng để trồng rau thủy canh được Duy Tân Farm nhập từ các nước…
Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng luôn tìm mua những sản phẩm sạch, an toàn, anh Nguyễn Việt…
Sáng 9/12 tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với UBND huyện Phong Điền…
Thời gian qua, một số HTX, doanh nghiệp ở huyện Châu Đức đã chú trọng xây dựng, mở rộng vùng…
Sáng 9/11/2023 tại Hà Nội, Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) lần thứ 2,…
Từ khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá sầu riêng luôn ở mức cao, các…
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao ngoài đảm bảo đời sống vật chất cho…
Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vinh dự…
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã vinh dự nhận bằng khen của Cục…
Đồng hành với nông dân, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ đã bám sát…
Tuyên Quang, một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát…
Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…