Trong bối cảnh lạm phát tăng cao ở EU, nhưng xuất khẩu thủy sản sang thị trường này vẫn tăng trưởng mạnh do các doanh nghiệp thủy sản đã tận dụng tốt cơ hội thị trường cũng như những ưu đãi về thuế quan trong Hiệp định EVFTA.
Xuất khẩu thủy sản sang khối CPTPP này đã chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của thủy sản của Việt Nam trong những năm qua
Từ khi thực hiện các Hiệp định thương mại tự do, xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU đã có những chuyển biến tích cực.
Với lĩnh vực thủy sản, trong thành công của xuất khẩu thủy sản năm nay, ngoài thuận lợi về thị trường, có nhân tố quan trọng đến từ việc tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do FTA.
Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), dù vẫn đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi "thẻ vàng" IUU, nhưng trong 9 tháng năm nay, xuất khẩu thủy sản sang EU vẫn có sự tăng trưởng mạnh khi đạt khoảng 1 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ 2021.
Nhiều khả năng khi kết thúc năm 2022, xuất khẩu thủy sản sang EU sẽ đạt 1,3 tỷ USD.
Việc tận dụng tốt cơ hội thị trường cũng như ưu đãi thuế quan thể hiện rất rõ ở mặt hàng cá tra.
Thông tin từ VASEP cho thấy, từ đầu năm đến giữa tháng 7, xuất khẩu cá tra sang EU đạt 122 triệu USD, tăng tới 91% so với cùng kỳ 2021 và cao hơn cả giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này trong cả năm 2021 (106 triệu USD).
Trong khi thị trường EU bị thiếu hụt cá thịt trắng do lệnh cấm vận nhằm vào thủy sản Nga (nước cung cấp cá thị trắng lớn nhất cho EU), việc này đã mở ra cơ hội tốt cho cá tra Việt Nam.
Cơ hội này lại càng lớn hơn nhờ những ưu đãi về thuế quan với cá tra Việt Nam nhập khẩu vào EU.
Hầu hết các sản phẩm cá tra xuất khẩu sang Bắc Âu đều có xuất xứ từ Việt Nam. Vì vậy, Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020 đang tạo cơ hội tốt hơn cho cá tra Việt Nam xuất khẩu sang EU khi các sản phẩm cá tra được giảm thuế về 0% theo lộ trình 3 năm.
Cá ngừ Việt Nam xuất khẩu sang EU cũng đang có những lợi thế nhờ Hiệp định EVFTA. Theo VASEP, sau khi sụt giảm trong quý 2, xuất khẩu cá ngừ sang EU trong quý 3 đã phục hồi mạnh và tăng tới 47% so với cùng kỳ, đạt 47 triệu USD.
Một trong những nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do các thị trường chuẩn bị vào mùa cao điểm cho dịp lễ cuối năm, trong khi nguồn cung cá ngừ cho thị trường EU từ khu vực EPO (Đông Thái Bình Dương) bị giảm do lệnh cấm veda kéo dài trong 12 ngày.
EU đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ châu Á vì giá cạnh tranh hơn so với cá ngừ Manta, Ecuador. Mà trong những nước xuất khẩu cá ngừ ở châu Á, cá ngừ Việt Nam nhờ có Hiệp định EVFTA, nên đang có sức cạnh tranh tốt hơn so với cà ngừ Philippines, Indonesia hay Thái Lan.
Tại một khu vực thị trường khác là CPTPP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng đang có sự tăng trưởng ấn tượng nhờ tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan từ Hiệp định CPTPP.
Thậm chí theo đánh giá của VASEP, việc tận dụng Hiệp định CPTPP còn tốt hơn cả EVFTA vì độ mở của Hiệp định CPTPP với thủy sản còn lớn hơn và không bị những hạn chế khác có liên quan như thẻ vàng IUU.
Sau hơn 3 năm thực thi, Hiệp định CPTPP được đánh giá là hiệp định có tác động rất rõ nét với ngành thủy sản Việt Nam, khi xuất khẩu thủy sản sang khối CPTPP này đã chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của thủy sản của Việt Nam trong những năm qua.
Thị phần của thủy sản Việt Nam tại một số thị trường trong khối CPTPP đã có những thay đổi rất rõ ràng đặc biệt, những thị trường ở khối Mỹ La tinh.
Cụ thể, trước khi có Hiệp định CPTPP, Canada chiếm 2,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đến thời điểm này, Canada đã chiếm 3,7%. Tỷ trọng của Mexico đã tăng từ 1% lên 1,3 % và tỷ trọng của Australia trong khối CPTPP cũng tăng từ 2,7% lên 3,2%.
Phía VASEP đánh giá, so với EVFTA, CPTPP được các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tận dụng nhiều hơn cả. Bởi với khối EVFTA, thì bị vướng những rào cản như thẻ vàng, IUU... trong khi CPTPP hoàn toàn rộng mở với doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Hiện Canada thể hiện rất rõ nét, nhu cầu nhập khẩu thủy sản ở nước này rất cao và Canada cũng đặt niềm tin vào thị trường Việt Nam vì đây là nền kinh tế ổn định, môi trường tốt để giao thương. Hay thị trường Mexico - ở khu vực Nam Mỹ là thị trường nhập khẩu cá tra số 3 của Việt Nam sau Trung Quốc và Mỹ.
Trong Top 10 thị trường đơn lẻ lớn nhất của thủy sản Việt Nam trong năm nay, có 3 thị trường thuộc CPTPP là Nhật Bản, Canada và Úc.
Cả 3 thị trường này đều có sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể, 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt 1,266 tỷ USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ 2021; sang Canada đạt 311 triệu USD, tăng 66,2%; sang Úc đạt 276 triệu USD, tăng 52,5%.
Bên cạnh tiềm năng, lợi thế, Hiệp định CPTPP cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp thủy sản, cả về hàng rào kỹ thuật hay tiêu chuẩn chất lượng, về quy tắc xuất xứ.
Tuy nhiên, theo VASEP đây không phải là thách thức lớn với doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, bởi vì, chúng ta đã chinh phục được những thị trường khó tính như là Mỹ, như là EU, Nhật Bản, Australia.
CPTPP là FTA thế hệ mới tiêu chuẩn cao đầu tiên Việt Nam thực hiện với mức độ tự do hóa, mức độ các nước thành viên trong CPTPP cam kết mở cửa thị trường hàng hóa dành cho nhau cao nhất trong số các hiệp định đã có trước đó.
CPTPP là trợ lực giúp hàng hóa của Việt Nam “tấn công” vào thị trường châu Mỹ. Đặc biệt, với CPTPP, Việt Nam đang sở hữu lợi thế lớn để khai thác xuất khẩu sang châu Mỹ so với nhiều quốc gia châu Á chưa có FTA với các quốc gia trong khu vực này.
Trà Diễm (T/h)
Trung Quốc đã khôi phục hoàn toàn xuất, nhập khẩu với 5 cửa khẩu ở Lạng Sơn mang đến kỳ…
Năm 2022, các thị trường xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản chính của Việt Nam đã có dấu hiệu…
Giá lúa gạo hôm nay 28/12 tại Đồng bằng sông Cửu Long không có biến động so với hôm qua.…
Giá lúa gạo hôm nay 27/12 tại Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục xu hướng đi ngang. Hiện nhiều…
Những ngày gần đây, thời tiết mưa lạnh kéo dài đã khiến một số vùng trồng rau tại thành phố…
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thông tin, tính đến hết tháng 11/2022, xuất…
Lũy kế 11 tháng của năm nay, doanh thu XK tôm đạt hơn 4 tỷ USD, mức cao nhất trong…
Theo Báo cáo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT), 10 tháng…
Theo Bộ NN-PTNT, xuất khẩu lâm sản trong 11 tháng năm 2022 đã đạt 15,6 tỷ USD, tăng 8,2% so…
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ước tính, kết thúc năm 2022 sản lượng xuất khẩu gạo của cả…
Lõi ngô là một phế phẩm nông nghiệp trước kia thường bị vứt đi hoặc cho bò ăn, nhưng giờ…
Sau những động thái về mở cửa các cửa khẩu tại vùng biên cùng với đó Trung Quốc hiện là…
Từ ngày 1/2 đến 3/2, thời tiết ấm hơn giúp ngư dân Quảng Trị, Quảng Ngãi đi chuyến biển đầu…
Vụ xuân 2023 tỉnh Tuyên Quang đã khẩn trương gieo cấy 18.000 ha, tập huấn kỹ thuật sản xuất, cung…
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - điểm đến của…
“Đài quan sát nông thôn” sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm mọi thông tin về các vùng nông thôn…
Hà Nội – Thời gian qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn TP. Hà Nội đang phát…
Ngày 3/2, tỉnh Vĩnh Phúc long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam…
An Giang - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang khẳng định nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ giúp…
Những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thân thiện với môi trường ngày càng được nhiều người tiêu dùng đón…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…