11:04 18/04/22 Print

Những vườn mai bạc tỷ dưới chân núi Tản Viên Sơn Thánh

"Thực tế cho thấy, nghề trồng hoa mai trắng ở xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì có thu nhập cao gấp 10 – 20 lần so với các mô hình trồng trọt, chăn nuôi khác", ông Chu Xuân Cừ - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ba Vì, TP. Hà Nội mở đầu câu chuyện.

Mô hình trồng mai trắng ở xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

"Thủ phủ mai trắng" dưới chân núi tản

Nằm khép mình dưới chân núi Tản Viên, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, lại được thiên nhiên ban tặng cho đất đai màu mỡ, trong những năm qua, nghề trồng cây hoa mai trắng giúp nhiều hộ gia đình vùng này có thu nhập từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng/năm. Nhờ vậy, cuộc sống người dân nơi đây ngày càng được nâng cao.

Đến thăm mô hình trồng mai trắng của gia đình ông Bùi Việt Hà ở thôn An Hòa, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì vào một ngày nắng đẹp. Mặc dù, đang bận rộn với công việc chăm sóc vườn mai nhưng ông Hà vẫn dừng tay để tiếp chuyện với chúng tôi.

Dẫn phóng viên đi tham quan vườn mai của nhà mình, ông Hà kể, vào những năm 1990, ban đầu, một số hộ dân chỉ trồng mai trắng như một thú chơi hoa ngày Tết. Tuy nhiên sau đó, thấy cây đẹp, độc đáo và được thị trường ưa chuộng nên người dân đã học hỏi, tìm tòi cách tạo thế để tăng giá trị cho cây hoa mai trắng. Sau đó, bà con nhận thấy mô hình mai trắng cho thu nhập cao gấp 10 – 15 lần so với trồng lúa.    

Ông Hà đang giới thiệu về các thế, dáng của cây mai.

Theo ông Hà, gia đình ông trồng với diện tích hơn 2ha mai trắng, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng trên 2.000 – 4.000 gốc mai, sau khi trừ chi phí ông bỏ túi gần 2 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, để chiều lòng "thượng đế", ông còn tạo dáng cho các gốc mai có nhiều thế khác nhau như: Dáng trực, xiêu, hoành, huyền, thế tam đa… Ngoài ra, hoa mai chủ yếu tiêu thụ ở các tỉnh thành phố như: Hà Nội, Nam Định, Lạng Sơn…

Tương tự, hộ gia đình anh Khuất Duy Khởi ở thôn An Hòa, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì cũng trồng hơn 1ha mai, trung bình mỗi năm, vườn mai của anh cung cấp ra thị trường khoảng 3.000 gốc, với giá bán từ 200 nghìn đồng đến hàng chục triệu đồng/gốc tùy thuộc vào tuổi và thế cây. Tổng doanh thu hàng năm được gần 1 tỷ đồng từ vườn mai.  

Nói về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mai, anh Khởi chia sẻ: "Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc cây mai ra hoa và nở đúng dịp Tết Nguyên đán vẫn là thời tiết. Nếu dự báo trước được (từ 15 tháng Chạp) đến nửa tháng cuối năm nắng sẽ tốt, khí trời ấm áp thì chắc chắn hoa sẽ nở sớm, bạn nên lặt (vặt lá, tuốt lá) lá trễ từ 16 - 18 tháng Chạp".

Trồng mai trắng đã giúp người dân Tản Lĩnh có cuộc sống ấm no.

Cũng theo anh Khởi, khi trồng mai cần chọn loại đất mềm, tơi xốp và dễ thoát nước. Người trồng luôn phải chú ý chọn các loại đất phù sa có nhiều chất dinh dưỡng, không bị chua, nhiễm mặn hay ngấm phèn.

"Mai trồng trực tiếp trên nền đất hay trồng trong chậu đều được. Quan trọng là loại đất phải tốt và cách trồng phải đúng kỹ thuật. Nếu trồng trực tiếp trên nền đất người ta thường trộn thêm những phân hữu cơ hoai mục hay vôi bột, trộn lẫn tro trấu để giúp đất tơi - dễ thoát nước hơn. Mai rất dễ chết nếu bị úng nước nên hãy chọn vị trí trồng cao, thoáng mát và cách xa nguồn nước", anh Khởi kể.

Anh Khởi cho biết thêm, cây mai trắng khi chưa nở, nụ màu hồng, khi nở hoa có màu trắng muốt rồi chuyển dần thành phớt hồng khi sắp tàn. Đã vậy, cây mai trắng Tản Lĩnh còn rất phong phú về thế, về dáng, về hoa... nên mới được giá và khách hàng ưa chuộng như vậy.

Danh thơm "thủ phủ" nhất chi mai

Được biết, cả thôn An Hòa, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì có 240 hộ thì hơn 60% số hộ trồng mai trắng, tận dụng từ đất vườn nhà hoặc đất thuê thầu, cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với loại cây khác. Bình quân, các hộ trồng mai có thu nhập từ 300 triệu đồng/năm, cá biệt một số hộ doanh thu từ hơn 1 tỷ - 2 tỷ đồng/năm. Điển hình hộ các ông: Đỗ Văn Thơ, Khuất Duy Thế, Đỗ Tuấn Hải, Bùi Văn Hà…

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội đến tham quan mô hình trồng mai trắng tại xã Tản Lĩnh.

Nhờ hiệu quả kinh tế có được từ cây hoa mai trắng, thu nhập bình quân đầu người dân trong thôn hiện đã đạt khoảng 85 triệu đồng/năm; nhiều hộ đã có nhà cửa khang trang, có tiền mua ô tô và các tiện nghi sinh hoạt gia đình.

Trước đây, những gốc mai trắng được chăm sóc theo phương thức truyền thống, những năm gần đây, đồng bào dân tộc sinh sống ở thôn An Hoà còn phát triển cả hoa mai chậu, theo hướng công nghệ cao. Nhiều hộ gia đình còn ươm giống để bán cho tiểu thương ở những tỉnh thành trong cả nước.

Điều đáng nói, bà con nhận thấy hiệu quả kinh tế từ nghề trồng mai mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân nơi đây, nhiều hộ dân ở thôn An Hòa, xã Tản Lĩnh đã mạnh dạn đã phá bỏ vườn tạp, các loại cây kém hiệu quả kinh tế chuyển sang trồng mai trắng đã thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Mô hình trồng cây mai trắng giúp bà con nông dân thoát nghèo.

Nghề trồng hoa mai trắng ở An Hòa, Tản Lĩnh quanh năm nắng mưa rất vất vả với nhiều công đoạn khác nhau từ ươm giống, chăm cây, tạo thế, vào chậu, tạo cây thành phẩm… Trước đó, vào những ngày giáp Tết Nguyên đán, người trồng mai phải tuốt lá tỉa cành, chuẩn bị đưa cây lên chậu, giao hàng cho khách, rồi vừa phải chuẩn bị cho vụ cây tiếp theo…

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, những năm gần đây, các nhà vườn ở Tản Lĩnh đã dồn tâm huyết để cho ra đời nhiều gốc mai trắng với các thế khác nhau như: Trực, huyền, hoành... Có lẽ vì vậy, mai trắng Tản Lĩnh đã trở thành sản phẩm cây cảnh Tết được chào đón ở nhiều tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Vũng Tàu, Đắk Lắk...

Lễ ra mắt mô hình chi hội nông dân nghề nghiệp tổ hợp tác "cây mai trắng" An Hòa. 

Ông Chu Xuân Cừ - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ba Vì tâm sự: "Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục hỗ trợ cho bà con chuyển đổi cây trồng, từ đất lúa canh tác khó khăn sang trồng mai tập trung; đồng thời xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý... Qua đó, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân vùng núi Tản từ cây hoa mai…"

Đồng thời, để vùng hoa quý không mai một, giữ được danh thơm “thủ phủ” nhất chi mai, bên cạnh sự nỗ lực của nông dân, chính quyền địa phương, các hội đoàn thể ở Tản Lĩnh đều có các chương trình hỗ trợ. Hàng chục tỷ đồng từ các nguồn vốn như: Quỹ hỗ trợ nông dân, Ngân hàng Chính sách xã hội… đã, đang và tiếp tục đồng hành với người trồng hoa.

Xuân Hiền

 

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Những vườn mai bạc tỷ dưới chân núi Tản Viên Sơn Thánh

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Ngọt thơm dưa lưới Đức Dương Farm

Ngọt thơm dưa lưới Đức Dương Farm

Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng luôn tìm mua những sản phẩm sạch, an toàn, anh Nguyễn Việt…

Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi ếch

Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi ếch

Anh Nguyễn Cao Trí, ngụ tại ấp Long Thạnh, xã Giao Long, huyện Châu Thành nổi tiếng là một nông…

Làm giàu từ cây sen

Làm giàu từ cây sen

Là kỹ sư thủy lợi, có công việc ổn định tại một ban quản lý dự án đầu tư xây…

Trồng mướp đắng theo phương thức canh tác tự nhiên ở Hải Lăng cho hiệu quả cao

Trồng mướp đắng theo phương thức canh tác tự nhiên ở Hải Lăng cho hiệu quả cao

Nhằm giúp người dân cải thiện một phần sinh kế khi tham gia quản lý và bảo vệ rừng, được…

Tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch, triển khai các đề án, dự án thu hút đầu tư về nông nghiệp

Tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch, triển khai các đề án, dự án thu hút đầu tư về nông nghiệp

Tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch, triển khai các đề án, dự án thu hút đầu tư, như: phát triển…

Hiệu quả mô hình trồng nấm hữu cơ

Hiệu quả mô hình trồng nấm hữu cơ

Nhiều năm liền, cơ sở sản xuất nấm Trúc Mai, xóm Hồng Quang 2, xã Hưng Đạo (Thành phố Cao…

Người phát triển thương hiệu trứng vịt biển Đồng Rui

Người phát triển thương hiệu trứng vịt biển Đồng Rui

Ngày 13/10 vừa qua, HTX Chăn nuôi và dịch vụ Đồng Tiến (huyện Tiên Yên) vinh dự được Trung ương…

Thành công nhờ trồng nấm hữu cơ, an toàn sinh học

Thành công nhờ trồng nấm hữu cơ, an toàn sinh học

Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như rơm rạ, mùn cưa, bã mía, gỗ mục..., toàn…

Giữ vững nhãn hiệu tập thể “Cua Năm Căn - Cà Mau”

Giữ vững nhãn hiệu tập thể “Cua Năm Căn - Cà Mau”

Năm Căn có diện tích nuôi thuỷ sản hơn 25.600 ha, trong đó, diện tích nuôi cua bán thâm canh…

Nuôi chim trĩ cho thu nhập ổn định

Nuôi chim trĩ cho thu nhập ổn định

Gần 2 năm, chị Nguyễn Thị Bạch Tuyết, 34 tuổi, ngụ ấp Tân Thiện, xã Tân Thành Bình (Mỏ Cày…

Tin mới cập nhật

Australia: Ngôi nhà Hữu cơ có thiết kế độc nhất vô nhị được rao bán

Australia: Ngôi nhà Hữu cơ có thiết kế độc nhất vô nhị được rao bán

Một ngôi nhà Hữu cơ được thiết kế vô cùng độc đáo nằm ở bãi biển phía Bắc Sydney (Australia)…

Anh và EU siết chặt quy định nuôi Hữu cơ loài cá được ưa chuộng nhất thế giới

Anh và EU siết chặt quy định nuôi Hữu cơ loài cá được ưa chuộng nhất thế giới

Cá hồi có lẽ là loài cá được ưa chuộng nhất thế giới bởi mùi vị thơm ngon và bổ…

Ấn Độ: Tận dụng 5,5 triệu tấn phế phẩm nông nghiệp để sản xuất 2,5 triệu tấn phân Hữu cơ

Ấn Độ: Tận dụng 5,5 triệu tấn phế phẩm nông nghiệp để sản xuất 2,5 triệu tấn phân Hữu cơ

Đây chính là mục tiêu của Công ty lọc dầu tư nhân lớn nhất Ấn Độ - Reliance Industries để…

Australia: Đẩy nhanh quá trình thực thi Luật ghi nhãn Hữu cơ

Australia: Đẩy nhanh quá trình thực thi Luật ghi nhãn Hữu cơ

Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…

Vị Xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm Chè

Vị Xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm Chè

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 20 km, Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong…

Mozambique: Cách hay để trồng cà phê Hữu cơ nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong Vườn quốc gia

Mozambique: Cách hay để trồng cà phê Hữu cơ nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong Vườn quốc gia

Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…

Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu: Thay áo mới để đáp ứng nhu cầu thị trường

Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu: Thay áo mới để đáp ứng nhu cầu thị trường

Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu 2024 diễn ra tại London vào tháng 4/2024 sẽ…

Rêu đá - môt món ăn đặc sản tự nhiên của người vùng cao

Rêu đá - môt món ăn đặc sản tự nhiên của người vùng cao

Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…

Lâm Bình: Đánh giá hiệu quả mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ dưa chuột hướng hữu cơ

Lâm Bình: Đánh giá hiệu quả mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ dưa chuột hướng hữu cơ

Mới đây, Công ty TNHH Dưa leo quê vùng miền, Hợp tác xã Thành Đạt (Sơn Dương) phối hợp với…

Thả bèo hoa dâu, trồng lúa không tốn một đồng phân bón

Thả bèo hoa dâu, trồng lúa không tốn một đồng phân bón

Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong
Quảng cáo slide danh mục tin