Nghề trồng dâu - nuôi tằm là mô hình phát triển đem lại thu nhập ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
Những ngày này, gia đình chị Thuận, tại thị trấn Chư Sê đang tập trung chăm sóc lứa tằm 10 ngày tuổi để đảm bảo thời gian thu hoạch kén, cung ứng cho cơ sở thu mua. Trước đây kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào vào vườn cà phê, tiêu nhưng nay giá tiêu, cà phê bấp bênh, xuống thấp khiến cuộc sống rất khó khăn. Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng đã giúp gia đình chị có nguồn thu ổn định.
Chị Nguyễn Thị Thuận - Thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đang chăm sóc tằm nuôi của gia đình.
Vui mừng chia sẻ với phóng viên Chị Nguyễn Thị Thuận - Thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai cho biết: "Cho đến nay, gia đình cơ bản có thu nhập khá ổn định so với trước đây, với 1 ha vườn dâu của gia đình đảm bảo nguồn thức ăn đều đặn cho 4-5 hộp tằm mỗi tháng.
Tính trung bình với diện tích trồng dâu tằm của gia đình sau khi trừ hết các chi phí, công cán, mỗi năm cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Gia đình nhập tằm con (4 ngày tuổi) từ cơ sở trong vùng với giá khoảng 1 triệu đồng/hộp. Sau thời gian chăm sóc từ 15-17 ngày là có thể thu hoạch kén bán cho thương lái", chị Thuận cho biết thêm.
Đến nay, có thể nói mô hình trồng dâu-nuôi tằm phát triển rất tốt với 60-70% diện tích của bàn con trên địa bàn được trồng dâu nuôi tằm. Thực tế cho thấy, trồng dâu nuôi tằm cho bà con nông dân nguồn thu nhập hơn hẳn so với trồng tiêu, cà phê, cây mỳ… do chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao.
“Nghề trồng dâu nuôi tằm này dễ làm, dễ nuôi, không quá lo đầu ra, người nông dân chỉ cần chú trọng đến việc chọn nguồn giống tốt, sạch bệnh sẽ thành công”, ông Mai Văn Vinh - Phó Chủ nhiệm Nông hội Dâu - Tằm - Tơ Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai chia sẻ thêm.
Hiện nay huyện Chư Sê có 3 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ dâu tằm đang phát huy hiệu quả. Các hợp tác xã, nông hội hỗ trợ người dân các khâu như: cung cấp giống tằm, lựa chọn giống dâu, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ ứng trước con giống, nông cụ và bao tiêu đầu ra… Nhờ đó, sản phẩm kén tằm được các cơ sở chế biến đánh giá cao về chất lượng và trực tiếp thu mua.
Ông Nguyễn Văn Thương, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Chư Sê (thứ nhất từ trái qua) đến thăm các hộ dân nuôi tằm.
“Huyện Chư Sê đã có nghị quyết, đề án về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, trong đó chú trọng đến phát triển cây dâu tằm và ngành nghề nuôi tằm. Trong cơ cấu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện đã triển khai thí điểm mô hình về trông dâu-nuôi tằm trên địa bàn một số xã và bước đầu đã mang lại hiệu quả.” Ông Nguyễn Văn Thương, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai nhấn mạnh.
Những năm qua, Chư Sê là một trong những địa phương của tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân; trong đó, khuyến khích xây dựng các chương trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Mô hình trồng dâu nuôi tằm ở huyện Chư Sê đang ngày càng phát triển với hiệu quả kinh tế bước đầu được đánh giá cao gấp 3-4 lần so với các loại cây hoa màu truyền thống, giúp nông dân có cuộc sống khấm khá hơn. Đặc biệt, nghề trồng dâu nuôi tằm có độ rủi ro thấp, mức đầu tư ít, không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật nên rất phù hợp triển khai ở quy mô hộ gia đình.
Việc chuyển đổi các diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng dâu - nuôi tằm giai đoạn này là một trong những chương trình đang phát huy hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn./.
Nguyễn Hường
(Thanh Hoá) Nhờ chuyên sản xuất các giống rau, nhiều hộ dân ở xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, tỉnh…
Sau 9 năm gắn bó với nông nghiệp hữu cơ, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Sói Biển đã chính…
Vinamilk Green Farm & Vinamilk 100% Organic là hai sản phẩm sữa tươi đầu tiên trên thế giới đạt được…
Một sản phẩm thuộc nhãn hàng Optimum Gold của Vinamilk đã trở thành sữa bột trẻ em đầu tiên của…
Thương hiệu Bapi của HAGL đã bắt tay với nhiều đối tác, lần lượt lên kệ chuỗi Homefarm, Lotte, Co.op…
Nhờ phát triển kinh tế từ cây cam, quýt nông dân nhiều địa phương ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc…
Sau những khó khăn ban đầu khi chuyển sang sản xuất hữu cơ, 3 anh em ruột tại Barnala, Ấn…
Sau những cố gắng, nỗ lực và đạt được kết quả rất đáng khích lệ trong năm 2022, Công ty…
Tôn chỉ, mục đích của chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Sói Biển ngoài kinh doanh “tử tế” còn là…
Huyện Sìn Hồ đã tập trung khôi phục một số vùng dược liệu và xác định dược liệu là một…
Nhiếp ảnh gia Kinh Quốc đã ghi lại Hồ Gươm lung linh đêm hội. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc tỏa…
Với nhiều góc máy độc đáo, nhiếp ảnh gia Hồng Vĩnh đã đưa người xem tới nhiều cung bậc cảm…
Vĩnh Phúc – Người dân ở phường Tiền Châu, thành phốPhúc Yên có thu nhập ổn định hơn nhờ bán…
Hà Nội - Những ngày này, người dân làng hoa Tây Tựu đang tất bật chăm sóc các loại hoa,…
Nhờ "biến" rác thải sinh hoạt tại nguồn thành phân bón hữu cơ nên người dân giảm được chi phí…
Ngày 18/1, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ - Bùi Văn Quang đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến…
Quy trình trồng rau hữu cơ được Bác Tôm kiểm soát chặt chẽ, đồng thời đảm bảo vệ sinh an…
Cả một năm công sức vun trồng trông chờ vào dịp Tết của những người nông dân trồng hoa có…
(Hà Nội) Thủ đô đang thực hiện nhiều biện pháp để gia tăng tiêu thụ nông sản, nhất là trong…
Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khoẻ…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…