21:02 25/02/23 Print

Phát triển phân bón hữu cơ một cách hợp lý: Yếu tố quan trọng góp phần phát triển nông nghiệp xanh, bền vững

Nông nghiệp xanh, bền vững đang là xu thế của thời đại và phân bón hữu cơ đóng một vai trò rất quan trọng để thực hiện mục tiêu này. Việt Nam ý thức rất rõ việc phát triển phân bón hữu cơ và đã có những thành tích rất đáng khích lệ.

Phân bón hữu cơ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp

Nông nghiệp xanh – Nông nghiệp bền vững là xu thế không thể khác

Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã khẳng định nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế. Hiện nay, nước ta đã và đang hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững.

Mô hình nông nghiệp xanh phổ biến hiện nay là mô hình nông nghiệp hữu cơ tạo ra nguồn thực phẩm hữu cơ, canh tác nói không với hóa chất nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng,… hay phân bón hóa học.

Theo Tổ chức Nông nghiệp, Lương thực Liên hiệp quốc (FAO), nông nghiệp bền vững là một quá trình quản lý, duy trì sự thay đổi về các yếu tố như tổ chức, kỹ thuật, chế phẩm cho nông nghiệp. Quá trình này nhằm đảm bảo nhu cầu của con người về nông phẩm, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu trong cả tương lai.

Để thực hiện phát triển nông nghiệp bền vững người ta thực hiện một số phương pháp sau: Luân canh cây trồng; Trồng cây che phủ đất (giúp cải tạo cấu trúc đất; giảm sâu hại; giảm cỏ dại, dịch bệnh; giảm sử dụng phân hóa học); Tạo dinh dưỡng cho đất (sử dụng cây trồng che phủ); Bón phân ủ hữu cơ; Ủ phân gia súc và bón cho đất; Quản lý sâu hại với phương pháp sinh học; Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (giảm nguy cơ xả thải, bảo vệ môi trường xung quanh…).

Phân bón hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững

Như đã phân tích ở phần trên, để xây dựng nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững phân bón hữu cơ đóng vai trò quan trọng. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc tăng 40-60% sản lượng lương thực, thực phẩm toàn cầu (FAO).

Phân bón hữu cơ thường được chia thành 3 loại (căn cứ theo thành phần hoặc chức năng của thành phần hoặc quá trình sản xuất): i) Phân bón hữu cơ: thành phần chỉ chứa chất hữu cơ tự nhiên và có chỉ tiêu chất lượng chính đáp ứng quy định tại Thông tư 09/2019/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT; ii) Phân hữu cơ cải tạo đất: là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên; iii) Phân bón hữu cơ nhiều thành phần: là phân hữu cơ được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp) và được phối trộn thêm một hoặc nhiều chất vô cơ, chất sinh học, vi sinh vật có ích.

Hoặc cũng có thể chia làm 2 loại: i) Phân  hữu cơ truyền thống bao gồm các loại phân rác, phân xanh, phân chuồng…ii) Phân hữu cơ chế biến công nghiêp bao gồm các loại phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh vật, phân hữu cơ, phân bón lá hữu cơ, phân hữu cơ - khoáng.

Việc sử dụng phân bón hóa học một cách tràn lan, nhiều quá mức trong thời gian dài đã khiến nguồn đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng. Phân bón hữu cơ có vai trò quan trọng khắc phục tình trạng trên, cụ thể: Cung cấp dinh dưỡng - Tăng vi sinh vật - Kích thích phát triển - Cải tạo đất - Hạn chế xói mòn đất - Tăng sự hấp thụ - Tránh được mối đe dọa thiệt hại thực vật - Tăng cường đề kháng - Tăng cường chất lượng nông sản - Thân thiện môi trường - Tiết kiệm chi phí.

Từ đầu năm 2021 đến nay, do giá phân bón tăng phi mã, khiến giá thành đầu vào của sản xuất nông nghiệp tăng rất cao. Theo phân tích, dự báo của nhiều chuyên gia, giá phân bón khả năng vẫn ở mức cao vào năm 2023. Với bối cảnh như trên, đây là thời điểm thích hợp nhất để tăng cường sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ.

Những thành tích đáng khích lệ của Việt Nam

Từ năm 2017 đến nay, việc phát triển phân bón hữu cơ đã được Chính phủ và Bộ NN&PTNT đặc biệt quan tâm, đây cũng là xu hướng chung của các nước trên thế giới nhằm phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Việc khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất phân bón hữu cơ đã được thông qua tại Nghị quyết số 44/2017/QH14 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.

Việc khuyến khích, hỗ trợ sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ được quy định trong Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ban hành năm 2017 và tiếp theo trong Luật Trồng trọt năm 2018.

Thực hiện chủ trương trên, Bộ NN&PTNT đã ban hành Chỉ thị số 117/CT-BNN-BVTV ngày 07/01/2020 về tăng cường phát triển và sử dụng phân bón hữu cơ. Chương trình phát triển phân bón hữu cơ giai đoạn 2021-2025 nhằm đạt mục tiêu sau: Nâng tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ được phép lưu hành lên 25% so với tổng số sản phẩm phân bón; Nâng công suất sản xuất phân bón của các cơ sở sản xuất đủ điều kiện lên 5 triệu tấn/năm; Phấn đấu xây dựng được mô hình sử dụng phân bón hữu cơ tiêu biểu trên 9 nhóm cây trồng chủ lực quốc gia trong Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.

Nhờ đó, đến nay đã có 23 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón như Tập đoàn Quế Lâm, Tổng công ty Sông Gianh, Công ty CP Thiên Sinh, Công ty Sài Gòn Mê Kông, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau…

Kết quả đã xây dựng được 116 mô hình sử dụng phân bón hữu cơ, sử dụng phân bón tiết kiệm trên lúa, cây ăn trái, rau màu, cây công nghiệp với diện tích 283 ha tại các tỉnh/thành phố.

Nhiều nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ được đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, quy mô lớn, cho phép tạo ra các loại phân bón hữu cơ chất lượng tốt.

Công suất: Đến nay, công suất sản xuất phân bón hữu cơ đạt trên 4 triệu tấn (tăng gần 2 lần so với năm 2017);

Số lượng cơ sở có sản xuất phân bón hữu cơ: 468 cơ sở (tăng gấp 2,6 lần so với năm 2017, có 180 cơ sở).

Số chủng loại phân bón hữu cơ: 6.671 sản phẩm.

Sản lượng: Sản lượng phân bón hữu cơ sản xuất công nghiệp tiêu thụ trong nước cũng tăng rõ rệt và có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây, từ 1,07 triệu tấn năm 2017 tăng lên 2,63 triệu tấn vào năm 2020 và đạt mức 2,91 triệu tấn tính đến tháng 11/2022, trong đó phân bón hữu cơ sản xuất trong nước đạt 2,45 triệu tấn, tăng 11%, nhập khẩu 0,46 triệu tấn, tăng 15% so với cùng kỳ 2021.

Sản xuất quy mô gia đình: Có gần 20 triệu tấn phân bón hữu cơ sản xuất quy mô nông hộ từ các phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,.. được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.

Dù vậy, Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn trong sản xuất phân bón hữu cơ. Có nhiều nguyên nhân khiến việc sản xuất và tiêu thụ phân bón hữu cơ gặp khó khăn như: Nhận thức về sử dụng phân bón hữu cơ còn hạn chế - Các nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ chưa tận dụng triệt để cơ hội, tiềm năng sẵn có - Chất lượng sản phẩm phân bón hữu cơ sản xuất trong nước chưa cao - Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chưa được quan tâm đúng mức - Giá phân bón hữu cơ đến tay người nông dân vẫn còn cao - Các chương trình khuyến nông để giới thiệu, đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ còn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. 

Phân bón hữu cơ Việt Nam đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ

Sản xuất tại chỗ là hướng đi chủ yếu để tăng nguồn cung phân bón hữu cơ

Vào thời điểm hiện nay, việc các trang trại chăn nuôi, trồng trọt và hộ gia đình tham gia sản xuất phân bón hữu cơ tại chỗ là giải pháp khả thi nhất. Phát triển phân bón tại chỗ có thể tập trung vào các hướng sau đây:

  • Sản xuất phân bón hữu cơ dựa trên nền chất thải chăn nuôi
  • Sản xuất phân bón hữu cơ dựa trên nền phụ phẩm trồng trọt
  • Tăng cường nguồn phân hữu cơ thông qua trồng xen và luân canh với cây phân xanh, cây bộ đậu
  • Sản xuất phân bón hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tại hộ
  • Sản xuất phân bắc

Để góp phần phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững, cần tiếp tục triển khai thực hiện chương trình phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả.

Cụ thể cần đẩy mạnh tập huấn hướng dẫn sử dụng, gắn với xây dựng các mô hình thực tế phù hợp cho từng địa phương, cây trồng chủ lực; tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nông dân, giới thiệu các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ, sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả, đặc biệt là các mô hình sử dụng phân bón cân đối giữa hữu cơ và vô cơ; tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có để tự sản xuất phân bón hữu cơ và sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.

Phùng Hà, Hiệp hội Phân bón Việt Nam

Nguyễn Văn Bộ, Hội Khoa học Đất Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Phát triển phân bón hữu cơ một cách hợp lý: Yếu tố quan trọng góp phần phát triển nông nghiệp xanh, bền vững

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Chuẩn hóa nông sản để rộng đường xuất khẩu

Chuẩn hóa nông sản để rộng đường xuất khẩu

Thời gian qua, một số HTX, doanh nghiệp ở huyện Châu Đức đã chú trọng xây dựng, mở rộng vùng…

Tuyên Quang: Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang, một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát…

Hiệu quả thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Hiệu quả thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…

Vĩnh Phúc có đầy đủ tiềm năng, lợi thế phát triển Nông nghiệp Hữu cơ

Vĩnh Phúc có đầy đủ tiềm năng, lợi thế phát triển Nông nghiệp Hữu cơ

Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…

Nâng cao giá trị kinh tế từ vùng cam hữu cơ Hàm Yên

Nâng cao giá trị kinh tế từ vùng cam hữu cơ Hàm Yên

Là vùng cam sành đầu tiên trong cả nước sản xuất theo hướng hữu cơ sinh học, thời gian qua,…

Vĩnh Phúc: Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn hữu cơ

Vĩnh Phúc: Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn hữu cơ

Những năm gần đây, cùng với chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Vĩnh Phúc…

Định danh “hạt ngọc” xanh trên toàn cầu

Định danh “hạt ngọc” xanh trên toàn cầu

Hạt gạo Việt Nam liên tiếp đem lại tin vui cho nền kinh tế: không chỉ ngon nhất thế giới…

Thực trạng việc áp dụng tiêu chuẩn, chứng nhận tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật hữu cơ tại tỉnh Tuyên Quang

Thực trạng việc áp dụng tiêu chuẩn, chứng nhận tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật hữu cơ tại tỉnh Tuyên Quang

Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người ngày càng được quan…

Hải Phòng quy hoạch 97 vùng sản xuất hữu cơ, diện tích gần 1.000ha

Hải Phòng quy hoạch 97 vùng sản xuất hữu cơ, diện tích gần 1.000ha

Định hướng đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có 97 vùng sản xuất lúa, rau và cây ăn quả hữu…

Nuôi gà bản địa hướng Hữu cơ: Người khoẻ, môi trường khoẻ, kinh tế khoẻ

Nuôi gà bản địa hướng Hữu cơ: Người khoẻ, môi trường khoẻ, kinh tế khoẻ

Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và…

Tin mới cập nhật

Nói không với bao bì thuốc bảo vệ thực vật và đốt rơm rạ trên đồng ruộng

Nói không với bao bì thuốc bảo vệ thực vật và đốt rơm rạ trên đồng ruộng

Sáng 9/12 tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với UBND huyện Phong Điền…

Chuẩn hóa nông sản để rộng đường xuất khẩu

Chuẩn hóa nông sản để rộng đường xuất khẩu

Thời gian qua, một số HTX, doanh nghiệp ở huyện Châu Đức đã chú trọng xây dựng, mở rộng vùng…

Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam lần thứ 2, khoá III: Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, đổi mới hoạt động

Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam lần thứ 2, khoá III: Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, đổi mới hoạt động

Sáng 9/11/2023 tại Hà Nội, Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) lần thứ 2,…

Nông dân hào hứng chuyển đổi số, gắn chip điện tử trên cây để truy xuất nguồn gốc sầu riêng

Nông dân hào hứng chuyển đổi số, gắn chip điện tử trên cây để truy xuất nguồn gốc sầu riêng

Từ khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá sầu riêng luôn ở mức cao, các…

Supe Lâm Thao luôn quan tâm, chăm sóc sức khỏe người lao động

Supe Lâm Thao luôn quan tâm, chăm sóc sức khỏe người lao động

Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao ngoài đảm bảo đời sống vật chất cho…

Supe Lâm Thao là 1 trong 33 doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ

Supe Lâm Thao là 1 trong 33 doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ

Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vinh dự…

Supe Lâm Thao thực hiện tốt chính sách pháp luật về thuế

Supe Lâm Thao thực hiện tốt chính sách pháp luật về thuế

Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã vinh dự nhận bằng khen của Cục…

 Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân

Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân

Đồng hành với nông dân, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ đã bám sát…

Tuyên Quang: Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang, một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát…

IFOAM châu Âu kiên quyết phản đối Kỹ thuật gen mới trong sản xuất Hữu cơ

IFOAM châu Âu kiên quyết phản đối Kỹ thuật gen mới trong sản xuất Hữu cơ

Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong
Quảng cáo slide danh mục tin