16:03 14/03/22 Print

Phú Thọ: Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững theo hướng thâm canh

Những năm qua, nghề nuôi trồng thủy sản đã trở thành điểm sáng trong bức tranh sản xuất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ với diện tích nuôi trồng thủy sản ổn định, năng suất và sản lượng tăng.

Đặc biệt, người dân đã chuyển từ nuôi quảng canh sang thâm canh tập trung, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên tạo giá trị cao.

Mô hình nuôi cá sông trong ao ở Tam Nông

Hơn 2 năm qua, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng trong sản xuất tổng sản lượng thủy sản của toàn tỉnh vẫn đạt trên 42 nghìn tấn; trong đó sản lượng nuôi đạt hơn 39 nghìn tấn. 

Được biết, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh khoảng trên 11 nghìn ha, trong đó diện tích chuyên nuôi ổn định hơn 5 nghìn ha (nuôi thâm canh đạt 2.350ha, nuôi bán thâm canh 3 nghìn ha); còn lại là diện tích nuôi một vụ và nuôi quảng canh. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có gần 2 nghìn lồng nuôi cá ở các huyện có điều kiện thuận lợi, năng suất bình quân đạt gần 3 tấn/ha.

Ông Nguyễn Thanh Tùng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Phú Thọ cho biết: Thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ phối hợp với các địa phương để xây dựng, hình thành vùng, khu nuôi các đối tượng thủy sản có giá trị  theo hướng tập trung; lựa chọn các cơ sở, khu nuôi cấp mã số vùng sản xuất, tem truy xuất và số hóa toàn bộ quy trình sản xuất, kết nối phát triển hệ thống dữ liệu phục vụ công tác dự báo, phân tích, đánh giá, quản lý sản xuất, phát triển thị trường, từ đó nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế, tạo động lực cho các hộ nuôi thủy sản yên tâm đầu tư thâm canh.

Nhờ có sự thay đổi, kéo dài thời gian thuê mặt nước, nhiều hộ nuôi thủy sản ở Phú Thọ đã yên tâm đầu tư thâm canh, tăng năng suất và sản lượng.

Để khai thác tiềm năng và lợi thế diện tích mặt nước nuôi thủy sản, những năm qua đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản được triển khai.

Cụ thể, xây dựng vùng nuôi thủy sản chất lượng cao quy mô 50ha tại các xã Xương Thịnh, Minh Tân, huyện Cẩm Khê; hỗ trợ vật tư máy móc, thiết bị vật tư sơ chế, chế biến chả cá; hỗ trợ bao bì, nhãn mác sản phẩm và xây dựng  cửa hàng “liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá lồng sông Lô” tại huyện  Đoan Hùng.

Mô hình nuôi cá “sông trong ao” ở các huyện Thanh Thủy, Tam Nông... Từ các chương trình hỗ trợ, nhiều hộ nuôi thủy sản đã học tập kinh nghiệm, mạnh dạn đầu tư nuôi thâm canh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Khắc Sang, chủ trang trại tổng hợp ở thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông chia sẻ: “Sau khi đi tham quan một số mô hình nuôi thâm canh ở Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, tôi thấy nuôi mật độ như mình vẫn làm xưa nay vừa lãng phí mặt nước, thức ăn vừa đem lại hiệu quả kinh tế lại không cao. Học được kinh nghiệm, tôi thả theo mật độ dày hơn, nhiều loại cá với các tầng nước khác nhau để tận dụng hết nguồn thức ăn. Sau hai vụ, tôi thấy hiệu quả rõ rệt khi chi phí cho thức ăn chỉ tăng lên khoảng 20% nhưng sản lượng thu về cao hơn gấp đôi”.

Nhiều hộ dân ở Hạ Hòa đã chuyển đổi từ chỗ cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản cho năng xuất cao

Theo đánh giá của một số hộ có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản lâu năm, diện tích mặt nước lớn, tập trung, vừa là lợi thế nhưng cũng là một khó khăn trong phát triển thủy sản ở tỉnh Phú Thọ. Nguyên nhân chính là do diện tích lớn khiến cho việc nuôi thâm canh gặp khó khăn do nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn, nhất là việc chia ô, thửa, mua thức ăn phù hợp với từng loại cá.

Diện tích nuôi quảng canh trên địa bàn tỉnh lớn, sản phẩm chủ yếu vẫn là các loại cá truyền thống; tỷ lệ cá có giá trị kinh tế cao còn ít, mức đầu tư của người nuôi còn hạn chế. Ngoài một số hộ đã có sự liên kết với thương lái thì đa phần người nuôi vẫn còn khó khăn trong khâu tìm kiếm và tiếp cận thị trường...

Mô hình nuôi cá “sông trong ao” của gia đình anh Thiều Minh Thế, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy là hướng đi mới trong thâm canh thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Để tiếp tục mở rộng diện tích nuôi thâm canh, phát huy giá trị kinh tế từ nguồn lợi thủy sản, Chi cục Thủy sản đã có kế hoạch mở rộng diện tích nuôi thâm canh thêm 71ha, tập trung tại các huyện Hạ Hòa, Tam Nông, Cẩm Khê, Phù Ninh, Thanh Ba, Yên Lập... chuyển đổi 19ha nuôi bán thâm canh sang nuôi thâm canh tại huyện Lâm Thao.

Đồng thời đẩy mạnh việc đưa các giống đặc sản có giá trị kinh tế cao như lăng, trắm đen, nheo, chép, chiên... vào nuôi với tỉ lệ khoảng trên 60% diện tích và số lồng nuôi; phát triển nuôi cá nước lạnh tại các huyện có lợi thế tạo thành chuỗi sản xuất.

Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT Phú Thọ đã tập trung nâng cấp những cơ sở sản xuất, cung ứng con giống phục vụ nuôi trồng thủy sản cho người dân. Sở cũng đề nghị các huyện rà soát từng đối tượng vật nuôi, thủy sản... qua đó đề xuất điều chỉnh cho phù hợp nhu cầu phát triển từng vùng và nhu cầu thị trường; giảm nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ gần khu dân cư bởi hiệu quả thấp và gây ô nhiễm môi trường…

Xuân Hiền

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Phú Thọ: Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững theo hướng thâm canh

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Từng bị hoài nghi chất lượng, ông chủ thực phẩm chay chinh phục khách hàng bằng công thức ‘sạch’

Từng bị hoài nghi chất lượng, ông chủ thực phẩm chay chinh phục khách hàng bằng công thức ‘sạch’

Gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu hoạt động do định kiến của xã hội, Thực phẩm chay…

“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơ

“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơ

Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…

Độc đáo mô hình chăn nuôi bằng thảo dược

Độc đáo mô hình chăn nuôi bằng thảo dược

Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…

7 năm chinh phục đất cằn làm nông nghiệp hữu cơ

7 năm chinh phục đất cằn làm nông nghiệp hữu cơ

Sau 7 năm miệt mài 'bồi bổ sức khỏe' đất, tuân thủ '5 không' trong sản xuất hữu cơ, An…

Phân hữu cơ 'Đầu Trâu Organic Đa dụng' - Giải pháp cho nền nông nghiệp thông minh

Phân hữu cơ 'Đầu Trâu Organic Đa dụng' - Giải pháp cho nền nông nghiệp thông minh

“Đầu Trâu Organic Đa dụng” là sản phẩm phân hữu cơ cao cấp chuyên dùng cho các loại cây trồng,…

Nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm chè từ quy hoạch sản xuất hữu cơ

Nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm chè từ quy hoạch sản xuất hữu cơ

Tỉnh Thái Nguyên đã tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất…

Viện thẩm mỹ Tanya Odessa: Nơi nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn

Viện thẩm mỹ Tanya Odessa: Nơi nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn

Viện thẩm mỹ Tanya Odessa Beauty Spa and Clinic có slogan “Nâng niu vẻ đẹp người phụ nữ Á Đông”,…

Giấc mơ đưa Đông trùng hạ thảo sản xuất hướng theo hữu cơ bay xa của Giám đốc 9X

Giấc mơ đưa Đông trùng hạ thảo sản xuất hướng theo hữu cơ bay xa của Giám đốc 9X

Dù mới thành lập, nhưng Công ty TNHH MTV Nấm Mai Vàng của Giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai có…

Doanh nhân phân bón Lê Quốc Phong và tâm nguyện ‘hữu cơ hóa’ nông nghiệp

Doanh nhân phân bón Lê Quốc Phong và tâm nguyện ‘hữu cơ hóa’ nông nghiệp

Trong ngành phân bón, nhắc đến ông Lê Quốc Phong (tức Hai Phong), ai cũng phải thán phục một vị…

Hồi sinh vườn cà phê, sầu riêng nhờ phân bón hữu cơ Huy Bảo

Hồi sinh vườn cà phê, sầu riêng nhờ phân bón hữu cơ Huy Bảo

Nhờ đầu tư công nghệ, máy móc hiện đại, Công ty Phân bón Huy Bảo đã cung cấp cho thị…

Tin mới cập nhật

Gần 100 hợp tác xã tham gia Tuần lễ quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP

Gần 100 hợp tác xã tham gia Tuần lễ quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP

(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…

Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đang tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ để theo kịp xu hướng…

Giữ chữ tín cho các sản phẩm OCOP

Giữ chữ tín cho các sản phẩm OCOP

Triển khai chương trình OCOP đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng được thương hiệu cho các sản…

Từng bị hoài nghi chất lượng, ông chủ thực phẩm chay chinh phục khách hàng bằng công thức ‘sạch’

Từng bị hoài nghi chất lượng, ông chủ thực phẩm chay chinh phục khách hàng bằng công thức ‘sạch’

Gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu hoạt động do định kiến của xã hội, Thực phẩm chay…

Sẽ bị “thắt cổ chày” nếu không tăng thêm mã số vùng trồng xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Sẽ bị “thắt cổ chày” nếu không tăng thêm mã số vùng trồng xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

“Nếu mã vùng trồng không được nhiều thì tại Việt Nam sẽ có hiện tượng “thắt cổ chày” xuất khẩu…

Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây): Cùng tạo điều kiện, tập trung vào nông sản

Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây): Cùng tạo điều kiện, tập trung vào nông sản

Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…

Trà Vinh: Sản xuất lúa hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm - hướng đi bền vững ở Long Hòa

Trà Vinh: Sản xuất lúa hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm - hướng đi bền vững ở Long Hòa

Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt giá trị sản phẩm lúa hàng hóa ở xã…

Vĩnh Long: Khởi nghiệp với sản phẩm từ thiên nhiên

Vĩnh Long: Khởi nghiệp với sản phẩm từ thiên nhiên

Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…

Nhiều nông dân Đồng Tháp chuyển hẳn sang sản xuất lúa hữu cơ

Nhiều nông dân Đồng Tháp chuyển hẳn sang sản xuất lúa hữu cơ

Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…

Khó quy hoạch vùng sản xuất hữu cơ, Bắc Ninh hướng đến động lực phát triển mới

Khó quy hoạch vùng sản xuất hữu cơ, Bắc Ninh hướng đến động lực phát triển mới

Với điều kiện tự nhiên, nguồn lực dành cho phát triển nông nghiệp hữu cơ bị hạn chế, Bắc Ninh…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…

Thông báo tuyển dụng