Để đảm bảo sức khỏe cho người dân trước vấn nạn thực phẩm “bẩn” dịp Tết, ngành Nông nghiệp đang triển khai nhiều biện pháp.
Ngành Nông nghiệp đang tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần
Tết Nguyên đán Nhâm Dần đang tới gần và như mọi năm, nhu cầu thực phẩm của người dân tăng cao, khoảng 20% - 30%. Nhưng cùng với đó là vấn nạn thực phẩm “bẩn" càng cần phải được xử lý để đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Thực tế, thực phẩm không đảm bảo chất lượng vẫn diễn ra hàng ngày và đã được các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý nhưng không thể hết do nhiều lý do khách quan và chủ quan, trong đó ý thức của người sản xuất, bán hàng là chủ yếu.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội, Thủ đô đang có 17.678 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư, sản phẩm nông nghiệp, trong đó 16.256 cơ sở được phân cấp cho xã, phường quản lý. Trong năm 2021, Chi cục đã kiểm tra 197 cơ sở sản xuất, phát hiện 48 cơ sở vi phạm (không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, nhân viên không đeo khẩu trang…) và xử phạt 823 triệu đồng. Thực tế đáng lo là tại các cơ sở sản xuất nông sản, thực phẩm đã được đánh giá, xếp loại, việc bố trí khu vực sản xuất thực phẩm chín và sống vẫn chưa ngăn nắp, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh…
Còn theo ông Phạm Khắc Diến, Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội, trong năm 2021, Thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội kiểm tra 76 cơ sở sản xuất nông nghiệp, xử phạt 27 cơ sở (kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm...) với số tiền hơn 500 triệu đồng; tịch thu và tiêu hủy 4.269kg thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trị giá hơn 83 triệu đồng.
Nhưng đây có lẽ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, bởi thực tế số lượng cơ sở sản xuất, chế biến nông sản của Hà Nội rất lớn, nhưng manh mún, thậm chí hoạt động theo thời vụ, lại nằm rải rác ở các xã nên việc kiểm tra định kỳ còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa có ý thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vì lợi nhuận trước mắt mà quên mất đạo đức kinh doanh, có hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, để kiểm tra giám sát được hiệu quả, các cơ quan chức năng cần một số lượng lớn cán bộ có đủ chuyên môn, trình độ, nhưng thực tế còn quá mỏng.
Để giải quyết phần nào vấn nạn thực phẩm không đảm bảo chất lượng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ tăng cường kiểm tra đột xuất những cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản đã xếp loại A, B, C để loại trừ những sự cố mất an toàn thực phẩm; với các cơ sở nhiều lần xếp loại C, kiên quyết xử lý theo quy định. Cùng với đó, sẽ mở các lớp tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho các chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh nông sản; phổ biến chính sách pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh công tác quản lý từ khâu sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản đến vận chuyển, kinh doanh…
Còn theo ông Nguyễn Như Tiếp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT), từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Sở NN&PTNT Hà Nội cần hỗ trợ các địa phương tập trung sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, ngành Nông nghiệp Hà Nội cần tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nông sản từ các tỉnh, thành phố đưa về Thủ đô tiêu thụ - kiểm tra theo quy định, chỉ thanh tra đột xuất khi có bằng chứng, dấu hiệu vi phạm; đồng thời xử lý nghiêm khắc các vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Hà Dũng (t/h)
Liên minh châu Âu vừa công bố các đề xuất nhằm làm giảm "sự suy giảm đáng báo động" về…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, qua lần kiểm tra thứ 3, Ủy ban châu Âu…
Đà Nẵng - Giá rau xanh tại Đà Nẵng tăng cao do hụt nguồn cung tại địa phương. Ngay sau Tết,…
Sau những động thái về mở cửa các cửa khẩu tại vùng biên cùng với đó Trung Quốc hiện là…
Từ ngày 1/2 đến 3/2, thời tiết ấm hơn giúp ngư dân Quảng Trị, Quảng Ngãi đi chuyến biển đầu…
Vụ xuân 2023 tỉnh Tuyên Quang đã khẩn trương gieo cấy 18.000 ha, tập huấn kỹ thuật sản xuất, cung…
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - điểm đến của…
“Đài quan sát nông thôn” sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm mọi thông tin về các vùng nông thôn…
Ngày 3/2, tỉnh Vĩnh Phúc long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam…
An Giang - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang khẳng định nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ giúp…
Đó là lời khuyên của các chuyên gia để phân bón hữu cơ có thêm nhiều cơ hội phát triển…
Hà Nội đang phấn đấu trở thành hình mẫu của cả nước về phát triển nông nghiệp gắn với đô…
Bắc Kạn - Mô hình xây dựng, cải tạo hệ thống chuồng trại trong chăn nuôi, sử dụng ủ phân…
Trong không khí đầu năm mọi người cùng vui vẻ du xuân, nhiều khách du lịch lựa chọn trải nghiệm…
Liên minh châu Âu vừa công bố các đề xuất nhằm làm giảm "sự suy giảm đáng báo động" về…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, qua lần kiểm tra thứ 3, Ủy ban châu Âu…
Đà Nẵng - Giá rau xanh tại Đà Nẵng tăng cao do hụt nguồn cung tại địa phương. Ngay sau Tết,…
Lõi ngô là một phế phẩm nông nghiệp trước kia thường bị vứt đi hoặc cho bò ăn, nhưng giờ…
Sau những động thái về mở cửa các cửa khẩu tại vùng biên cùng với đó Trung Quốc hiện là…
Từ ngày 1/2 đến 3/2, thời tiết ấm hơn giúp ngư dân Quảng Trị, Quảng Ngãi đi chuyến biển đầu…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…