09:04 17/04/22 Print

Thu nhập khủng nhờ nuôi chim 'khổng lồ'

Nhận thấy đây là mô hình phát triển kinh tế có tiềm năng lớn, phù hợp với điều kiện diện tích đất nuôi của gia đình, anh Trần Hữu Mạnh, ở thôn Hòa Trung (xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội) đã quyết tâm làm trang trại nuôi đà điểu mỗi năm bỏ túi hơn 700 triệu đồng.

Bỏ nghề lái tàu... bén duyên với những chú chim "khổng lồ"

Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nông thôn nghèo huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, anh Trần Hữu Mạnh từng làm nghề lái tàu thủy, quanh năm suốt tháng phải sống xa gia đình, vợ con, mỗi năm được về thăm nhà chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều đêm anh trằn trọc suy nghĩ cuộc sống cứ mãi xa vợ con như thế này thì không ổn, mong muốn lớn nhất của anh lúc bấy giờ là có một công việc ổn định ở quê nhà.

Anh Trần Hữu Mạnh đang chăm sóc đà điểu con.

Trong một lần tình cờ được đi tham quan mô hình chăn nuôi đà điểu ở miền Nam, biết đà điểu dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao, anh quyết định từ bỏ công việc lênh đênh trên biển với mức lương "khủng" trở về quê lập nghiệp, khiến nhiều người vẫn bảo đó là ý tưởng "rồ dở".

Nhấp chén chè nóng anh kể, qua quá trình tự học tập, nghiên cứu về tập tính của đà điểu, anh bắt tay vào xây dựng mô hình chuồng trại từ nguồn vốn tích góp của hai vợ chồng.

Ban đầu, anh Mạnh mua 20 con đà điểu giống về nuôi thử với tổng chi phí khoảng 60 triệu đồng và sau một năm xuất bán thịt thương phẩm anh thu lãi được gần hơn 30 triệu đồng. Những tín hiệu tích cực đó đã tăng thêm niềm tin để anh tiếp tục đầu tư, mở rộng chuồng trại quyết tâm gắn bó với mô hình nuôi loài chim "khổng lồ".

"Sau một thời gian ngắn kiên trì nuôi thử quy mô đàn nhỏ, nhận thấy kỹ thuật nuôi đà điểu không khó, phù hợp với điều kiện đất đai của gia đình và cũng là tính con đường phát triển kinh tế lâu dài. Từ năm 2019, tôi quyết định đầu tư xây dựng lại chuồng trại với quy mô hơn 14.000m2, mua 100 con đà điểu trưởng thành. Tổng cộng các khoản đầu tư ban đầu cho trang trại nuôi đà điểu là hơn 1 tỷ đồng.

Sau hơn 3 năm chăn nuôi, đến nay, đàn đà điểu của gia đình tôi có trên 400 con cả thương phẩm và bố mẹ, có lò ấp trứng, thu nhập cũng ổn định...", anh Mạnh vui vẻ khoe.

Anh Mạnh đang giới thiệu về quy trình chăm sóc đà điểu.

Theo anh Mạnh, đặc tính của đà điểu như nuôi con gà, lúc còn nhỏ cho ăn cám, khi đà điểu được khoảng 6 tháng tuổi thì bắt đầu xay ngô trộn với bã bia, cỏ, lá, lá chuối, thóc rồi bỏ vào máng cho đà điểu ăn dần. Loài chim đà điểu không như nuôi các loài gặm nhấm, nên thức ăn, cỏ cần phải cắt nhỏ…

Nói chuyện về chú chim "khổng lồ", anh Mạnh chia sẻ kinh nghiệm: "Trong quá trình chăm sóc phải tiêm phòng dịch bệnh theo đúng định kỳ, hôm nào, thời tiết nắng nóng phải cho đà điểu uống giải nhiệt, còn ngày bình thường thì trộn với men tiêu hóa, cỏ thái nhỏ ra cho đà điểu ăn".   

Cũng theo anh Mạnh, đà điểu có sức đề kháng rất tốt nhưng chúng rất dễ bị kích động trước màu sắc sặc sỡ. Vì vậy, khu vực nuôi đà điểu tốt nhất cần cách ly với khu vực ồn ào bên ngoài; địa hình cần rộng, bằng phẳng để chúng tự do đi lại không bị gãy chân; nếu vây bằng thép B40 thì phải đảm bảo để chúng không bị vướng vào thép gây rách da, chảy máu, thậm chí còn chết.

Lãnh đạo Hội Nông huyện Ba Vì và thành phố đến tham quan mô hình nuôi đà điểu của anh Mạnh tại xã Vân Hòa. 

"Chú chim "khổng lồ" ở miền Bắc khó nuôi, không đạt được kết quả mong muốn như trong Nam. Vì thời tiết ở mình rét, khi trời chuyển lạnh, thì đà điểu cũng ngừng sinh sản nên cũng ảnh hưởng không nhỏ cho người nuôi. Đồng thời, chăn nuôi đà điểu cần phải làm chuồng thông thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông, cứ 1 năm là lại phải đảo cát lên và rắc vôi vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh gây bệnh", anh Mạnh bật mí.  

Ngoài việc trồng cỏ, ngô tự cung tự cấp thức ăn, anh Mạnh còn thu mua các phụ phẩm nông nghiệp trong vùng để phục vụ chăn nuôi.

Khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi chim "khổng lồ"

Để có được thành công như ngày hôm nay, ngoài việc biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi đà điểu, anh Mạnh có duyên và đam mê với loài chim "khổng lồ" châu Phi này. Mô hình chuồng trại chăn nuôi đà điểu của anh được xây dựng một cách khép kín, rất ít khi phải sử dụng lao động chân tay, nhưng vẫn đáp ứng được quy trình chăn nuôi.

Mô hình nuôi đà điểu giúp gia đình anh Mạnh thoát nghèo.

Thịt đà điểu thương phẩm đang được anh Mạnh bán với giá dao động từ 90 -100 nghìn đồng/1kg thịt hơi. Anh Mạnh cung cấp thịt đà điểu cho thị trường chủ yếu tiêu thụ ở các nhà hàng, khách sạn và các tỉnh thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam…

Đến nay, mô hình chăn nuôi đà điểu của gia đình anh Mạnh "bỏ túi" 700 triệu đồng/năm trừ mọi chi phí. Trang trại của anh còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 7 -10 lao động với mức thu nhập từ 5 -7 triệu đồng/người/tháng.

Hiệu quả từ phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là từ mô hình chăn nuôi đà điểu của anh Trần Hữu Mạnh đã minh chứng cho tinh thần dám nghĩ, dám làm của người lái tàu cùng khát vọng làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ cho các hộ nông dân trong và ngoài xã về kinh nghiệm chăn nuôi đà điểu, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

Nuôi đà điểu đang là hướng đi mới của bà con nông dân Ba Vì. 

Nói về dự kiến trong trong tương lai, anh Trần Hữu Mạnh cho biết, rất mong muốn được sự quan tâm của các cấp, các ngành có liên quan. Đặc biệt, Sở NN – PTNT, Hội Nông dân thành phố Hà Nội hỗ trợ về nguồn vốn, diện tích đất, kỹ thuật để mở rộng quy mô từ 14.000m2 lên tới hơn 20.000m2.

Trò chuyện với PV, bà Phạm Hải Hoa – Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội chia sẻ: "Tôi đánh giá rất cao về mô hình nuôi đà điểu của hộ gia anh Mạnh. Với những lợi thế mang lại, nếu phát triển số lượng lớn, hiệu quả kinh tế từ nuôi đà điểu cao hơn nhiều lần so với chăn nuôi lợn, gia cầm.

Do đó, trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện Ba Vì cần tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ nguồn vốn vay thông qua Quỹ Hỗ trợ nông dân cho những hộ hội viên có kỹ thuật và mặt bằng phù hợp chuyển sang chăn nuôi đà điểu thay thế loại cây trồng, vật nuôi hiệu quả thấp. Từ đó, từng bước xóa đói giảm nghèo làm giàu chính đáng trên đồng đất quê mình".  

Xuân Hiền

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Thu nhập khủng nhờ nuôi chim 'khổng lồ'

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Sản xuất nông nghiệp bền vững

Sản xuất nông nghiệp bền vững

Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đã có bước tiến lớn cả về năng suất, sản…

Huyện Sóc Sơn: “Trái ngọt” từ các vùng sản xuất an toàn

Huyện Sóc Sơn: “Trái ngọt” từ các vùng sản xuất an toàn

Sóc Sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhiều gò đồi, tỷ lệ lao động trong lĩnh…

Người tiêu dùng quốc tế chú trọng cách thức sản xuất hàng hóa

Người tiêu dùng quốc tế chú trọng cách thức sản xuất hàng hóa

Người tiêu dùng EU ngày càng quan tâm, chú trọng đến cách sản xuất sản phẩm có ảnh hưởng đến…

Hợp tác xã thích ứng xu hướng tiêu dùng xanh

Hợp tác xã thích ứng xu hướng tiêu dùng xanh

Nhiều hợp tác xã ở Hải Dương đã và đang bắt kịp xu hướng tiêu dùng xanh bằng việc thay…

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong trồng trọt

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong trồng trọt

Trong trồng trọt, kinh tế tuần hoàn không còn các khái niệm “kết thúc vòng đời” mà thay thế bằng…

Sản xuất và tiêu dùng xanh - bền vững: Cần được trợ lực từ cơ quan quản lý

Sản xuất và tiêu dùng xanh - bền vững: Cần được trợ lực từ cơ quan quản lý

Sản xuất và tiêu dùng xanh - bền vững là một trong những xu hướng tất yếu không chỉ ở…

Hồng Thái mùa Lê

Hồng Thái mùa Lê

Không biết từ bao giờ, người Na Hang (Tuyên Quang) lưu truyền câu: “Mận Hồng Thái, gái Thượng Lâm”. Câu…

Cần xây dựng một chiến lược và kế hoạch phát triển du lịch nông thôn gắn liền với nông nghiệp bền vững

Cần xây dựng một chiến lược và kế hoạch phát triển du lịch nông thôn gắn liền với nông nghiệp bền vững

Chiều 14/09, Trong khuôn khổ Hội chợ AgroViet 2023, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp…

Khẳng định thương hiệu sản phẩm chè Vân Hồ

Khẳng định thương hiệu sản phẩm chè Vân Hồ

Sản xuất chè hữu cơ và áp dụng quy trình sản xuất sạch, Công ty cổ phần chè Chiềng Đi,…

Tập huấn kỹ thuật nuôi trùn quế

Tập huấn kỹ thuật nuôi trùn quế

Mới đây, Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi, trùn quế…

Tin mới cập nhật

Đại hội Hữu cơ châu Âu 2023: Hữu cơ là cho tương lai và các thế hệ mai sau

Đại hội Hữu cơ châu Âu 2023: Hữu cơ là cho tương lai và các thế hệ mai sau

Đại hội Hữu cơ châu Âu do IFOAM châu Âu và Ecovalia phối hợp tổ chức đã diễn ra thành…

Đại hội Hội Hữu nghị Việt – Đức tỉnh Thanh Hoá: Nối vòng tay lớn, phát triển mối quan hệ Việt – Đức lên tầm cao mới

Đại hội Hội Hữu nghị Việt – Đức tỉnh Thanh Hoá: Nối vòng tay lớn, phát triển mối quan hệ Việt – Đức lên tầm cao mới

Ngày 1/10 đã diễn ra Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028 Hội Hữu nghị Việt – Đức tỉnh…

Thịt trâu gác bếp đặc sản vùng cao

Thịt trâu gác bếp đặc sản vùng cao

Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt…

Lễ hội giã cốm xã Trung Hà và đón nhận Chứng nhận Tri thức về cọn nước của người Tày

Lễ hội giã cốm xã Trung Hà và đón nhận Chứng nhận Tri thức về cọn nước của người Tày

Mới đây, huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định Chứng nhận Tri thức về…

Yên Bái: Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc năm 2023

Yên Bái: Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc năm 2023

Sáng 30/9, Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch tỉnh Yên…

Sản xuất nông nghiệp bền vững

Sản xuất nông nghiệp bền vững

Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đã có bước tiến lớn cả về năng suất, sản…

Huyện Sóc Sơn: “Trái ngọt” từ các vùng sản xuất an toàn

Huyện Sóc Sơn: “Trái ngọt” từ các vùng sản xuất an toàn

Sóc Sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhiều gò đồi, tỷ lệ lao động trong lĩnh…

Đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm ở HTX Nông nghiệp xanh Yên Lâm

Đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm ở HTX Nông nghiệp xanh Yên Lâm

Với mục tiêu nâng cao giá trị cho sản phẩm cam sành của địa phương bằng việc chế biến sâu…

Nhờ trồng rau sạch bằng cách tự bắt sâu mà thoát nghèo

Nhờ trồng rau sạch bằng cách tự bắt sâu mà thoát nghèo

Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng…

UAE: Đầu tư 20 triệu USD để xây dựng nhà máy phân bón Hữu cơ

UAE: Đầu tư 20 triệu USD để xây dựng nhà máy phân bón Hữu cơ

Một nhà máy phân bón Hữu cơ sẽ được xây dựng với kinh phí 20 triệu USD tại thành phố…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong
Quảng cáo slide danh mục tin