Người dân thoát nghèo nhờ trồng cây quế hữu cơ
Trước đây, gia đình bà Tạ Thị Chín ở thôn 1, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên chủ yếu trồng chè, bồ đề, keo… nhưng cái đói, cái nghèo luôn dình dập. Đến năm 2015, bà Chín mạnh dạn tham gia chương trình trồng quế hữu cơ ở địa phương với mong muốn lựa chọn một giống cây trồng phù hợp, có giá trị kinh tế để tăng thu nhập cho gia đình.
“Khi tham gia chương trình trồng quế hữu cơ, gia đình tôi được tiếp cận những kiến thức hoàn toàn mới về phương pháp canh tác quế. Khác với phương thức canh tác cũ, chúng tôi đã biết cách tận dụng phụ phẩm nông nghiệp kết hợp men vi sinh làm phân bón, sử dụng thảm thực vật để tạo độ ẩm, độ xốp và sự mầu mỡ cho đất... Ban đầu khi áp dụng phương pháp mới còn nhiều bỡ ngỡ, song nhận thấy những lợi ích lâu dài mà việc trồng quế hữu cơ mang lại, nên gia đình tôi và các hộ trong thôn đã kiên trì thực hiện”, bà Chín chia sẻ.
Còn gia đình bà Trần Thị Hoa ở thôn 6, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên có hơn 5ha đất rừng trồng quế hữu cơ. Trước đây, gia đình và các hộ trong thôn thường phun thuốc trừ cỏ để giảm tiền thuê nhân công. Tuy nhiên, khoảng 3 năm nay, gia đình bà không phun thuốc trừ cỏ cho quế, thay vào đó là phát dọn thủ công.
Bà Hoa khoe: “Sau khi được tuyên truyền, hướng dẫn làm quế hữu cơ, chúng tôi ý thức được tác hại của thuốc diệt cỏ nên không sử dụng nữa. Thay vào đó, nhà nào cũng tự trang bị một máy phát cỏ cầm tay. Làm như vậy vừa tốt cho môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình, cộng đồng, lại nâng cao chất lượng sản phẩm quế”.
Với cách làm cũ, cây quế được trồng bằng hạt, chọn giống theo kinh nghiệm, bón phân hóa học theo ước lượng, sử dụng thuốc BVTV hóa học để phòng trừ sâu bệnh... Khi chuyển sang trồng quế hữu cơ, người dân tận dụng phụ phẩm nông nghiệp kết hợp men vi sinh làm phân bón, giữ thảm thực vật để giảm xói mòn, tạo độ ẩm, độ xốp và mầu mỡ cho đất, bảo vệ các loài thiên địch có lợi...
“Chúng tôi sống và gắn bó với nghề rừng, nguồn nước sinh hoạt hàng ngày cũng lấy từ rừng. Vì vậy việc áp dụng phương thức sản xuất hữu cơ không những đảm bảo sức khỏe cho bản thân bà con mà còn bảo vệ nguồn nước và giúp cho đất không bị bạc màu. Đặc biệt, sản phẩm quế sau khi thu hoạch sẽ được các HTX thu mua với giá cao hơn”, bà Hoa tâm sự thêm.
Riêng xã Đào Thịnh là địa phương nằm giáp sông Hồng, khí hậu thổ nhưỡng thuận lợi cho cây quế sinh trưởng và phát triển, chất lượng tinh dầu quế được các chuyên gia đánh giá cao, vỏ quế dày, cây quế ít bị sâu bệnh. Hiện nay, với tổng diện tích hơn 900ha, xã Đào Thịnh đã tuyên truyền cho người dân đăng ký thực hiện gần 700ha theo phương thức sản xuất quế hữu cơ.
Cây quế bắt đầu cho thu hoạch tỉa cành, lá từ năm thứ 5, đến năm thứ 10 có thể thu vỏ quế thành phẩm. Cây quế có tuổi đời càng cao thì càng có hàm lượng tinh dầu cao, giá trị càng lớn. Trung bình, mỗi năm xã Đào Thịnh khai thác khoảng 80ha quế, mỗi ha cho thu nhập từ 500 - 600 triệu đồng.
Xác định cây quế đã và đang khẳng định là cây trồng chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần giảm nghèo và làm giàu ở địa phương này. Đặc biệt, trong những năm gần đây, người dân trong xã đã thực hiện quy trình sản xuất quế hữu cơ, từ đó nâng cao giá trị cây quế cũng như sản phẩm quế của địa phương.
Đến nay, diện tích quế của huyện Trấn Yên đạt trên 20.000 ha, chiếm 25% diện tích quế của tỉnh Yên Bái. Cây quế được xác định là một trong những cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế rừng của huyện, được trồng tập trung tại các xã: Đào Thịnh, Tân Đồng, Việt Thành, Hòa Cuông, Y Can, Quy Mông, Kiên Thành, Hồng Ca, Lương Thịnh...
Theo đó, diện tích chuyên canh tập trung theo hướng hữu cơ đạt 9.000 ha, diện tích đạt tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn trong nước hơn 2.200 ha; tổng sản lượng vỏ quế khô hàng năm 4.000 - 5.000 tấn/ha thu nhập trên 400 tỷ đồng.
Bà con thu hoạch quế hữu cơ
Theo ông Trần Đông – Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên, sản phẩm quế hữu cơ được sản xuất không sử dụng bất cứ một loại hoá chất độc hại nào, đồng thời chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của cộng đồng, cải thiện "sức khỏe" đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người.
Cây quế đã và đang thực sự thành công từ phát triển vùng chuyên canh cây quế hữu cơ trong việc giảm nghèo bền vững. thời gian tới, chúng tôi không chỉ tập trung nâng cao chất lượng vùng quế thông qua phát triển cây quế hữu cơ, huyện còn chủ động phát triển các mô hình kinh tế mới phù hợp dưới tán rừng quế nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu của huyện Trấn Yên đến năm 2025 là phát triển vùng nguyên liệu quế đạt 25.000 ha; trong đó, diện tích quế chuyên canh tập trung theo hướng hữu cơ đạt trên 12.000 ha.
Xuân Hiền
Giai đoạn 2018-2023, sản lượng nông sản toàn tỉnh Sơn La đạt khoảng 12 triệu tấn, Hội Nông dân tỉnh…
Trong vài năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi cây trồng từ…
Thời gian gần đây, nhận thức rõ vai trò của liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm…
Ngày 26-9, Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Tuyên Quang) tổ chức tổng kết mô hình “Sản xuất lúa chất lượng…
Từng mông lung, vô định về tương lai, Võ Ngọc Dũng bén duyên với nông nghiệp hữu cơ và tìm…
Một trong những khâu đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mô lần…
Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội Nông dân Việt Nam đã…
Thực hành nông nghiệp tốt là hướng đi tất yếu để nâng cao chất lượng nông sản. Tuy nhiên, sau…
Sơn La là tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển cây ăn quả. Sự chuyển đổi từ…
Huyện Vị Xuyên (Hà Giang) có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hàng hóa…
Đại hội Hữu cơ châu Âu do IFOAM châu Âu và Ecovalia phối hợp tổ chức đã diễn ra thành…
Ngày 1/10 đã diễn ra Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028 Hội Hữu nghị Việt – Đức tỉnh…
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt…
Mới đây, huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định Chứng nhận Tri thức về…
Sáng 30/9, Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch tỉnh Yên…
Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đã có bước tiến lớn cả về năng suất, sản…
Sóc Sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhiều gò đồi, tỷ lệ lao động trong lĩnh…
Với mục tiêu nâng cao giá trị cho sản phẩm cam sành của địa phương bằng việc chế biến sâu…
Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng…
Một nhà máy phân bón Hữu cơ sẽ được xây dựng với kinh phí 20 triệu USD tại thành phố…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…