20:04 21/04/23 Print

Yên Mô: Nỗ lực gắn sao OCOP cho các sản phẩm đặc trưng

Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), những năm qua, huyện Yên Mô (Ninh Bình) đã triển khai nhiều chính sách phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương theo hướng hàng hóa tập trung gắn với chuỗi giá trị. Đồng thời hỗ trợ người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp chuẩn hóa các sản phẩm đáp ứng yêu cầu, tiêu chí sản phẩm OCOP.

null

Anh Nguyễn Văn Quyên, xã Yên Phong đang phát triển dưa vân lưới trong nhà kinh trở thành sản phẩm OCOP.

Từ năm 2019 đến nay, huyện Yên Mô đã phát triển được 8 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao cấp tỉnh, chủ yếu là nông sản hàng hóa, sản phẩm đặc trưng của từng vùng. Sau khi có chứng nhận sản phẩm OCOP, các cơ sở đều phát triển với quy mô sản xuất và thị trường được mở rộng, doanh thu tăng, đặc biệt khách hàng có sản phản hồi tốt về sản phẩm. 

Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả của chương trình OCOP, năm 2023 huyện Yên Mô đề ra mục tiêu phấn đấu có thêm ít nhất 5 sản phẩm được đánh giá, công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Ngay từ những tháng đầu năm, với sự hỗ trợ của huyện, các chủ thể được lựa chọn đã tích cực chuẩn hóa, hoàn thiện sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chí sản phẩm OCOP.

Giò trứng là một trong những sản phẩm truyền thống của người dân xã Yên Từ với hương vị thơm ngon đặc trưng. Việc giò trứng được lựa chọn để xây dựng sản phẩm OCOP đã tạo động lực để người dân nơi đây đẩy mạnh đầu tư mở rộng sản xuất, chú trọng hơn đến việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào đảm bảo tươi ngon, an toàn thực phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. 

Ông Bùi Văn Phương chủ cơ sở giò trứng Phương Bến chia sẻ: "Để có những chiếc giò thơm, ngon đặc trưng trước tiên khâu chọn nguyên liệu phải thật tỉ mỉ, cẩn thận, thịt lợn hay trứng đều phải đảm bảo an toàn thực phẩm. Khi đã có đủ nguyên liệu, người thợ phải chế biến ngay khi thịt lợn còn nóng. Ngoài ra bí quyết để có chiếc giò ngon còn ở khâu nêm nếm gia vị, công đoạn bó giò, luộc và ép giò".

Cũng theo ông Phương, giò trứng đã gắn bó với các thế hệ cha, ông từ bao đời nay. Với những bí quyết riêng được truyền từ đời trước sang đời sau, giò trứng vẫn giữ được hương vị thơm ngon vốn có. Tuy nhiên giò trứng có mẫu mã chưa đẹp, chưa có tem truy xuất nguồn gốc, chưa có bao bì phù hợp. Vì vậy người dân đều đang cố gắng tạo dựng thương hiệu bằng cách xây dựng thành công sản phẩm OCOP. Qua đó sẽ nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người dân.

Với mong muốn cung ứng ra thị trường những nông sản an toàn, giữa năm 2022, anh Nguyễn Văn Quyên, ở xã Yên Phong đã đầu tư xây dựng 2.000 m2 nhà kính, nhà lưới cùng hệ thống tưới tự động để trồng dưa vân lưới. Mọi quy trình sản xuất được anh áp dụng theo phương pháp an toàn nên dưa đảm bảo an toàn thực phẩm, được thị trường đón nhận. Ước tính năm 2022 gia đình anh thu được 16 tấn dưa với giá bán từ 35 - 40 nghìn đồng/kg, trừ chi phí có lãi gần 400 triệu đồng. Với hiệu quả từ cây dưa đem lại, năm 2023 anh Quyên tiếp tục mở rộng diện tích trồng dưa trong nhà màng, nhà lưới lên 7.000 m2 với tỷ lệ quay vòng 4 vụ/năm. 

Đặc biệt, dưa vân lưới của gia đình anh được huyện Yên Mô lựa chọn hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP trong năm 2023. Đây là tín hiệu đáng mừng giúp sản phẩm dưa vân lưới của gia đình anh Quyên ngày càng phát triển và vươn xa ra những thị trường khó tính. 

Anh Nguyễn Văn Quyên cho biết: Hiện nay gia đình tôi đang tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô, hoàn thiện quy trình sản xuất dưa vân lưới trong nhà kính theo hướng an toàn thực phẩm, đồng thời phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, đơn vị tư vấn hoàn thiện mẫu mã bao bì, gắn tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Tôi hy vọng khi dưa vân lưới được chứng nhận sản phẩm OCOP sẽ có thị trường rộng mở và giá trị sản phẩm sẽ được nâng lên.

null

Người lao động chăm sóc cây dưa vân lưới trong nhà kính của anh Nguyễn Văn Quyên, xã Yên Phong.

 Bà Hoàng Thị Nguyệt, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Yên Mô cho biết: Để đạt mục tiêu xây dựng sản phẩm OCOP năm 2023, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô sản xuất gắn với đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời phối hợp với các đơn vị tư vấn hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm, xây dựng nhãn mác, bao bì; hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ; xây dựng hoàn chỉnh hồ sơ để Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng theo Bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng sản phẩm của Chương trình OCOP. Cùng với chính sách hỗ trợ hiện hành của tỉnh, huyện sẽ hỗ trợ xây dựng, chuẩn hóa mỗi sản phẩm OCOP là 50 triệu đồng/sản phẩm theo Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 25/3/2022 và Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 26/9/2022 của HĐND huyện. 

Đối với các sản phẩm đã được chứng nhận OCOP, Yên Mô tập trung tuyên truyền, vận động các chủ thể OCOP tham gia các kỳ xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP do tỉnh, Trung ương tổ chức. Đồng thời, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream). Bên cạnh đó, huyện khuyến khích người dân, cơ quan, doanh nghiệp sử dụng sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của huyện, của tỉnh làm quà tặng và giới thiệu với du khách.

Trong giai đoạn 2023-2025 huyện có kế hoạch xây dựng 1 điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đã được chứng nhận. Cùng với hỗ trợ xúc tiến thương mại, huyện đang thực hiện rà soát các sản phẩm được chứng nhận OCOP từ năm 2019-2021 đã hết thời hạn và hướng dẫn các chủ thể hoàn thiện hồ sơ đề nghị đánh giá, phân hạng lại theo quy định.

Theo Báo Ninh Bình Online

Từ khóa:

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Yên Mô: Nỗ lực gắn sao OCOP cho các sản phẩm đặc trưng

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…

Sản xuất theo GAP nâng cao giá trị, chất lượng nông sản

Sản xuất theo GAP nâng cao giá trị, chất lượng nông sản

Sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, GAP mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp duy trì hệ…

Hướng đến nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Hướng đến nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị…

Đẩy mạnh canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch ở Triệu Phong

Đẩy mạnh canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch ở Triệu Phong

Những năm trở lại đây, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) chú trọng canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch…

Nâng cao trình độ cho nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Nâng cao trình độ cho nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc…

Ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất thâm canh thủy sản

Ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất thâm canh thủy sản

Mô hình này tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn…

Sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ có thể làm giảm lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu

Sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ có thể làm giảm lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng lựa chọn biện pháp…

Đòn bẩy để kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển bền vững, nông thôn giàu mạnh

Đòn bẩy để kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển bền vững, nông thôn giàu mạnh

Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo đà cho khu vực…

Tin mới cập nhật

Mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…

Ngành công nghiệp khí sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ngành công nghiệp khí sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…

Gạo hữu cơ bãi rươi Bảo Minh: Nâng tầm ngọc thực Việt

Gạo hữu cơ bãi rươi Bảo Minh: Nâng tầm ngọc thực Việt

Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…

Chung tay đảm bảo ATTP trong nông nghiệp

Chung tay đảm bảo ATTP trong nông nghiệp

Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…

Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống hữu cơ trong thời đại mới

Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống hữu cơ trong thời đại mới

Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…

Bình Phước: Phát triển nông nghiệp sạch ở vùng biên

Bình Phước: Phát triển nông nghiệp sạch ở vùng biên

Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…

Tứ Kỳ: Sẽ tổ chức hội thảo sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ kết hợp với khai thác rươi, cáy sản xuất nông nghiệp bền vững

Tứ Kỳ: Sẽ tổ chức hội thảo sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ kết hợp với khai thác rươi, cáy sản xuất nông nghiệp bền vững

UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…

Thông báo tuyển dụng