Từ mấy năm nay, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) triển khai mô hình trồng bưởi hữu cơ, bước đầu mang lại hiệu quả. Đây là hướng đi phù hợp với xu thế phát triển của nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình này, bên cạnh những cơ chế chính sách thu hút người sản xuất, doanh nghiệp, cần có một chiến lược thị trường để sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có chỗ đứng vững chắc.
Hộ gia đình anh Vũ Văn Chiêm, thôn Đồng Tày (xã Xuân Vân) thu hoạch bưởi
Đã có kết quả bước đầu nhưng còn nhiều khó khăn
Yên Sơn là một trong những huyện có diện tích trồng bưởi lớn trên địa bàn toàn tỉnh. Đến tháng 9 năm 2023, diện tích bưởi toàn huyện gần 5.000 ha, sản lượng đạt hơn 47.000 tấn/năm. Những năm gần đây, diện tích, sản lượng bưởi trên địa bàn huyện liên tục tăng. Các xã có diện tích bưởi lớn là: Xuân Vân, Phúc Ninh, Lực Hành, Tứ Quận, thị trấn Yên Sơn. Trong sản xuất hiện nay, người dân chủ yếu trồng 3 giống bưởi: Bưởi đường Soi Hà, bưởi Diễn và bưởi da xanh. Nhờ trồng bưởi, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Niềm vui của người trồng bưởi hữu cơ
Để phát triển bền vững cây bưởi và bảo đảm đầu ra cho sản phẩm, huyện Yên Sơn đã có nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất theo mô hình chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm. Từ năm 2018 đến nay thực hiện mô hình trồng bưởi hữu cơ tại xã Phúc Ninh với diện tích 27,5 ha/16 hộ tham gia. Qua đó đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và giúp các hộ thay đổi tư duy, tập quán sản xuất. Đồng thời, giúp người dân chuyển từ sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hóa gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.
Giảng viên của Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ VN hướng dẫn xử lý thực bì cho vườn bưởi hữu cơ Phúc Ninh
Huyện cũng chú trọng tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi theo hướng hữu cơ, kỹ thuật thu hái và công nghệ sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm quả bưởi tươi và các sản phẩm phụ từ quả bưởi đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh.
Tuy vậy, trong thời gian qua, sản xuất bưởi hữu cơ cũng gặp khá nhiều khó khăn, hạn chế, đó là: Diện tích trồng cây bưởi phát triển nhanh, phá vỡ quy hoạch của nhiều địa phương; diện tích sản xuất bưởi theo hướng hữu cơ còn thấp, ảnh hưởng đến chất lượng, chu kỳ khai thác của cây; trình độ thâm canh của nhà vườn còn hạn chế, chủ yếu canh tác theo tập quán, kinh nghiệm; chưa chú trọng đầu tư thâm canh nên năng suất không ổn định... mối liên kết giữa người trồng bưởi và doanh nghiệp còn lỏng lẻo, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định giá bán sản phẩm chưa cao…
Kiểm tra quy trình sản xuất chế phẩm phân bón hữu cơ tại nhóm liên kết sản xuất bưởi hữu cơ Phúc Ninh
Sản phẩm chính trong chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ quả có múi nói chung và quả bưởi nói riêng chủ yếu là sản phẩm quả tươi, việc chế biến và bảo quản sản phẩm hiện nay mới ở các công đoạn như: Phân loại, làm sạch bên ngoài, đóng gói, bao lưới, bảo quản ở nhiệt độ thường và xuất hàng theo yêu cầu của đối tác...
Sản phẩm làm ra chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, quy trình sản xuất hữu cơ khắt khe, nguồn vật tư đầu vào cho sản xuất chưa đa dạng. Do vậy, những người trồng bưởi hữu cơ tiên phong đang gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển mở rộng sản xuất, sản phẩm bưởi hữu cơ của nông dân chưa được chứng nhận để đưa ra thị trường đúng với chất lượng.
Tăng cường liên kết chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Để tiếp tục phát triển, mở rộng sản xuất bưởi hữu cơ, huyện xác định một số giải pháp quan trọng, đó là:
Tổ chức quy hoạch phát triển các vùng sản xuất tập trung đối với sản phẩm bưởi hữu cơ phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, thị trường tiêu thụ có nhu cầu cao đi đôi với tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn quy trình sản xuất hữu cơ cho nông dân, chủ trang trại, HTX...
Thực hiện xây dựng liên kết chuỗi giá trị sản phẩm bưởi của các hộ nông dân, các HTX, Tổ hợp tác với doanh nghiệp tiêu thụ. Hỗ trợ phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ sản phẩm bưởi hữu cơ trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, chú trọng xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, giúp tăng năng suất, chất lượng bưởi, tăng giá trị sản phẩm và từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân. Triển khai, hỗ trợ thực hiện các hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bưởi giữa doanh nghiệp, HTX và nông dân. Xây dựng các mô hình liên kết trong cung ứng vật tư nông nghiệp, giống, quy trình kỹ thuật; liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Triển khai chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, nông dân tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bưởi trên địa bàn huyện theo quy định.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, Tổ hợp tác liên kết sản xuất, kinh doanh bưởi tại các vùng trồng tại xã Phúc Ninh, Xuân Vân, Lực Hành... để hình thành chuỗi. Hỗ trợ hợp tác xã trong liên kết và tiêu thụ sản phẩm. Có cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn vùng sản xuất tập trung với các cơ sở sơ chế, đóng gói, bảo quản, các hệ thống bán buôn, bán lẻ, thông qua hợp đồng tiêu thụ; hình thành, phát triển các chuỗi sản xuất bền vững, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt, dẫn dắt, đưa khoa học công nghệ, trình độ quản trị và kinh tế số vào chuỗi giá trị.
Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất bưởi hữu cơ. Áp dụng các biện pháp cải tạo, bảo vệ đất, tăng độ che phủ,... nhằm tăng năng suất, chất lượng, cải thiện mẫu mã đồng đều về chất lượng và kích thước quả. Mở rộng diện tích được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý, truy suất nguồn gốc từ khâu trồng, chăm sóc, quản lý sâu bệnh hại, sơ chế, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm bưởi quả.
Huyền Nhung
Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người ngày càng được quan…
Định hướng đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có 97 vùng sản xuất lúa, rau và cây ăn quả hữu…
Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và…
Được thành lập năm 1995, đến nay Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang đã có sự phát triển mạnh mẽ.…
Nông nghiệp Hữu cơ là xu thế của thời đại, vì thế Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc…
Sáng 29-11-2023, tại xã An Qui, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Phú tổ chức hội…
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 20 km, Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong…
Từ năm 2021, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Trung tâm…
Công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đòi…
Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh đã chủ trì, lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương xây dựng dự thảo…
Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Tuyên Quang là thành viên của Hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh…
Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người ngày càng được quan…
Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và…
Định hướng đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có 97 vùng sản xuất lúa, rau và cây ăn quả hữu…
Chế phẩm sinh học, chất dinh dưỡng để trồng rau thủy canh được Duy Tân Farm nhập từ các nước…
Được thành lập năm 1995, đến nay Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang đã có sự phát triển mạnh mẽ.…
Gạo ST24, ST25, Lộc Trời 28, Nàng Hoa 9, Nếp A Sào và TBR39-1 của ba công ty Việt Nam…
Trong khuôn khổ chương trình hoạt động tại Malaysia, ngày 30-11 vừa qua, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang…
Nông nghiệp Hữu cơ là xu thế của thời đại, vì thế Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc…
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) không chỉ tạo ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…